HD giải Toán vui chuyểnđộng

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 09/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: HD giải Toán vui chuyểnđộng thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:

Giải 5 Bài toán vui tiểu học ( về chuyển động)
Sưu tầm 5 bài toán về chuyển động mời các bạn tham khảo

Bài 1: Trâu bò húc nhau
Một con trâu và một con bò ở cách nhau 200m lao vào húc nhau. Ở trán con trâu có một con ruồi, nó bay tới đầu con bò, rồi lại bay đến đầu con trâu, rồi lại bay đến đầu con bò,…cứ bay qua bay lại như vậy cho đến lúc trâu và bò húc phải nhau thì ruồi ta chết bẹp. Tính quãng đường ruồi đã bay.
Biết rằng: Trâu chạy với vận tốc 9 m/giây
Bò chạy với vận tốc 11m/giây
Ruồi bay với vận tốc 14 m/giây.
Bài giải
Theo đề, mỗi giờ trâu bò gần nhau một khỏang là: 9 + 11 = 20 (m)
Thời gian gặp nhau của Trâu và Bò là: 200 : 20 = 10 (giây)
Quảng đường ruồi bay được là: 14 x 10 = 140 (m)
Đáp số: 140 mét
Bài vận dụng:
Nghỉ hè, bé An về thăm Bà Ngoại ở quê; Bà và con Cún ra ngõ đón. Từ đầu ngõ, con Cún chạy lên gặp An mừng rồi quay lại phía Bà, Tiếp đó Cún lại chạy lên gặp An…Cứ thế cho đến khi 2 người gặp nhau. Hỏi Cún đã chay bao nhiêu mét ? Biết rằng tốc độ An chạy về phía Bà 60 mét/phút, Bà đi lên 15 m/ phút, tốc độ chạy của con Cún là 300 m/ phút; con ngõ dài 150 mét.

Bài 2: Đếm hình thang
Một cái thang cứu hỏa có 20 bậc song song. Hỏi có bao nhiêu hình thang (HT) trong cái thang đó.
giải
Nếu có 20 bậc song song thì có: 20 – 1 = 19 (hình thang nhỏ)
Nếu đánh số HT nhỏ từ 1 đến 19 thì: HT1 có thể ghép thành 18 HT ghép + 1 HT gốc = 19 HT; HT2 cho 17 +1 HT ghép; Tương tự HT18 cho 1+1=2HT…
( Tổng số hình thang có được là: 1+2+3+…+17+18+19 =190 (hình thang)
Đáp số: 190 hình thang.
Bài vận dụng:
Hãy tính tổng quát có bao nhiêu hình thang trong cái thang n bậc

Bài 3 : Thời gian cưa gỗ

Một người thợ cần cưa một khúc gỗ dài 560 cm thành những đoạn dài bằng nhau là 70 cm. Mỗi lần cưa hết 8 phút; cứ sau mỗi lần cưa người thợ lại nghỉ giải lao 3 phút rồi mới cưa tiếp. Hỏi người thợ cưa xong khúc gỗ mất bao lâu ?

Giải
Số đoạn gỗ cưa ra là : 560 : 70 = 8 ( đoạn )
Số lần phải cưa: 8 – 1 = 7 (lần);( Thời gian cưa 7 lần: 8 x 7 = 56 (phút)
Cưa xong lần cuối cùng không cần phải nghỉ nên tổng thời gian nghỉ là:
3 x (7 – 1) = 18 (phút)
Tổng thời gian cưa xong khúc gỗ: 56 + 18 = 72 (phút)
Đáp số: 72 phút (hay 1h 12’’)
Bài vận dụng:
Một con sên leo lên 9 bậc cầu thang, thời gian leo mỗi bậc 30 phút nhưng leo hết mỗi bậc sên phải nghỉ 15 phút. Hỏi sên mất bao lâu để leo hết cả cầu thang?

Bài 4: Anh bộ đội trinh sát
Một anh bộ đội trinh sát có vận tốc chạy 40 km/giờ, được lệnh tiến hành trinh sát phía trước đoàn quân theo phương tiến của đoàn quân và quay về với đoàn quân đúng sau 3 giờ. Biết vận tốc trung bình của đoàn quân là 24 km/giờ.
Hỏi anh bộ đội trinh sát đó từ khi bắt đầu đi được khoảng cách bao xa để trở về với đoàn quân trong thời gian quy định?
Giải:
Đặt x là khoảng cách anh bộ đội đã đi đến vị trí cần trinh sát để quay về
( thời gian anh trinh sát lúc đi là T1 = x/40 (km)
Khi anh ta quay về thì đơn vị đã đi cùng phía được 24 x/40 =3x/5 (km)
( Đoạn đương anh ta quay về là : x – 3x /5 = 2x/5 (km)
( Thời gian anh trinh sát quay về là: T2 = 2 x/5(40 +24) = x/160
( Tổng thời gian anh ta đã đi là T0 = T1 + T2 = x/40 + x/160 = 5x/160 = 3 (h)
( Vậy x = 480/5 = 96 (km) ĐS

Bài 5 ( Kim đồng hồ)
An ngồi làm bài một lúc. Khi An làm bài xong nhìn lại thì thấy 2 kim đồng hồ đã đổi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: 41,24KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)