HD ĐÁNH GIÁ THEO TT22

Chia sẻ bởi Tân Mạnh Luu | Ngày 09/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: HD ĐÁNH GIÁ THEO TT22 thuộc Toán học 2

Nội dung tài liệu:

Tài liệu tập huấn:


HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC THEO THÔNG TƯ 22
(Tập trung hướng dẫn kĩ để cán bộ quản lý, giáo viênthấu hiểu cách thức đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học)

Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 30 ngày 28/8/2014, theo đó nội dung nổi bật của Thông tư này là chuyển đánh giá thường xuyên từ chấm điểm sang nhận xét. Thông tư 30 ra đời là sự hiện thực hóa tinh thần đổi mới của nghị quyết 29/TW8: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”; thực hiện giải pháp “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, và đánh giá chất lượng giáo dục, bảo đảm trung thực, khách quan”.Đến nay việc thực hiện Thông tư 30 đã được 2 năm, Bộ GD&ĐT đã có nhiều hội thảo khoa học, phân tích các nghiên cứu khảo sát đánh giá về những ưu điểm, cũng như những bất cập của Thông tư 30 để tiến hành sửa đổi.
Ngày 22/9/2016 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT (Thông tư 22) sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học đã ban hành tại Thông tư 30. Trước đó Dự thảo của Thông tư 22 đã được lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu tổng hợp các ý kiến góp ý để hoàn thiện. Thông tư 22 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 06/11/2016.
Thông tư 22 được ban hành để giúp cho việc thực hiện các quy định về đánh giá học sinh tiểu học trong Thông tư 30 được tường minh hơn, cụ thể hơn; giúp cho giáo viên dễ dàng hơn trong việc đánh giá học sinh; giúp cho phụ huynh có cơ hội nắm bắt được rõ ràng hơn mức độ đạt được của con em mình, từ đó kịp thời phối hợp với nhà trường trong quá trình giáo dục học sinh.
Thông tư 22 là sự tiếp nối, cụ thể hóa tinh thần nhân văn của Thông tư 30
Thông tư 22 vẫn giữ được tinh thần nhân văncủa Thông tư 30, đánh giá phải vì sự tiến bộ của học sinh hay đánh giá để phát triển học tập, đánh giá như là hoạt động học tập, nhưng làm rõcơ sở khoa học của hai phương thức đánh giá thường xuyên bằng nhận xét và đánh giá định kì bằng điểm số. Đồng thời sửa đổi những điểm bất cập, giúp làm giảm đáng kể áp lực (bỏ việc phải ghi nhận xét hàng tháng, từng học sinh vào Sổ chất lượng giáo dục), giúp lượng hóa trong đánh gía thường xuyên học sinh tiểu học.
Thông tư 22bổ sung quy định lượng giákết quả học tập theo yêu cầu môn học dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng theo 3 mức: Hoàn Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Chưa hoàn thành đối với từng môn học (trước đây theo Thông tư 30 chỉ có hai mức: Hoàn thành và Chưa hoàn thành). Việc lượng hóa theo 3 mức này được giáo viên thực hiện vào giữa kì và cuối mỗi học kì, sẽ kịp thời cung cấp những thông tin phản hồi rất hữu ích giúp học sinh biết mình tiến bộ ra sao, những lĩnh vực nào có sựtiến bộ,lĩnh vực học tập nào có khó khăn. Đồng thời, giúp học sinh nhận ra mình thiếu hụt những gì so với chuẩn kiến thức, kỹ năng hay yêu cầu, mục tiêu bài học để cả giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học.
Thông tư 22cũng bổ sung quy địnhlượng giá kết quả giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực. Trên cơ sở quá trình đánh giá thường xuyên diễn ra hàng ngày, hàng tuần… đến giữa và cuối mỗi học kì, giáo viên chủ nhiệm lớp lượng hóa từng năng lực, phẩm chất thành ba mức:Tốt, Đạt, Cần cố gắng (trước đây theo thông tư 30 chỉ có 2 mức Đạt và Chưa đạt). Việc lượng hóa này, cho phép giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cha mẹ học sinh xác định được mức độ hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện. Từ đó giáo viên, nhà trường có những giải pháp kịp thời giúp đỡ học sinh khắc phục hạn chế, phát huy những điểm tích cực để các em ngày một tiến bộ hơn.
Cách thức đánh giá thường xuyên bằng nhận xét đã được nhiều nước có nền giáo dục phát triển thực hiện từ lâu. Đánh giá bằng nhận xét là dùng lời nói (chủ yếu là lời nói mang tính xây dựng, tích cực để phản hồi giúp học sinh phát hiện lỗi, sửa lỗi…đây chính là đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh/ đánh giá để phát triển học tập vì đối với học sinh tiểu học, lời nói có sức ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tình cảm/xúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tân Mạnh Luu
Dung lượng: 405,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)