Hay

Chia sẻ bởi Bao Chau | Ngày 04/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: hay thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU VIỆTGAP
RAU VÀ BỮA ĂN
Sản phẩm từ cánh đồng đến bàn ăn
VẤN ĐỀ CÀN QUAN TÂM
CẦN PHẢI HƯỚNG TỚI
NHẰM ĐẠT ĐƯỢC
GAP LÀ GiẢI PHÁP
X
DỪNG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH GAP
ASEAN GAP VIET GAP
VietGAP
Quyết định số 379/QĐ- BNN-KHCN ngày 28/01/2008
VIETGAP LÀ GÌ?
VietGAP:
Vietnamese Good Agricultural Practices
Là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
VietGAP nhằm
Tạo điều kiện thuận lợi cho rau, quả Việt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới
Hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững.
Tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm toàn theo VietGAP.
Phạm vi điều chỉnh
Quy trình này áp dụng để sản xuất rau, quả tươi an toàn.
Ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến:
Sự an toàn, chất lượng sản phẩm, môi trường,
Sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động.
Đối tượng áp dụng

VietGAP áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam, nhằm:
Tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và quản lý an toàn thực phẩm.
Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất và được chứng nhận VietGAP.
Đảm bảo tính minh bạch, truy nguyên được nguồn gốc của sản phẩm.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho sản xuất rau, quả tại Việt Nam.
VietGAP bao gồm 12 điều
Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
Giống và gốc ghép
Quản lý đất và giá thể
Phân bón và chất phụ gia
Nước tưới
Hóa chất (bao gồm cả thuốc BVTV)
Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
Quản lý và xử lý chất thải
Người lao động
Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
Kiểm tra nội bộ
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
1 Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất

Các nguy cơ gây ô nhiễm
Hóa học
Sinh học
Vật lý
Vùng sản xuất không ô nhiễm
Vùng sản xuất phải được khảo sát, đánh giá sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với qui định về các mối nguy gây ô nhiễm (về hóa học, sinh học và vật lý) lên rau, quả.
Trường hợp bị ô nhiễm
Vùng sản xuất có mối nguy cơ ô nhiễm cao và không thể khắc phục thì không được sản xuất theo VietGAP.
Giống sản xuất
Giống và gốc ghép phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất.
Cây con và giống ghép
Giống và gốc ghép phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý, tên người xử lý và mục đích xử lý.
Nếu mua phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân cung cấp, thời gian, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý giống, gốc ghép (nếu có).
Quản lý đất sản xuất
Hàng năm, phải tiến hành phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn trong đất và giá thể.
Cần có biện pháp chống xói mòn và thoái hóa đất. Các biện pháp này phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ.
Quản lý giá thể
Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất và giá thể và phải ghi chép, lưu trong hồ sơ các biện pháp xử lý.
Không được chăn thả vật nuôi gây ô nghiễm nguồn đất, nước trong vùng sản xuất.
Phân bón và phụ gia cho đất
Lựa chọn phân bón và các chất phụ gia nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm lên rau, quả.
Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Không sử dụng phân hữu cơ chưa hoai mục.
x
Phân bón và phụ gia cho đất
Nơi chứa phân bón đảm bảo không gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước.
Lưu giữ hồ sơ phân bón và chất phụ gia khi mua và sử dụng.
Nước tưới
Nước tưới cho sản xuất và xử lý sau thu hoạch phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam.
Việc đánh giá nguy cơ ô nhiễm từ nguồn nước phải được ghi chép và lưu.
Nước tưới
Trường hợp nguồn nước không đạt tiêu chuẩn, phải thay thế bằng nguồn nước khác phải kiểm tra và lưu trong hồ sơ.
Không dùng nước thải công nghiệp, các khu dân cư, nước phân tươi, … trong sản xuất và xử lý sau thu hoạch.
Hoá chất (bao gồm thuốc BVTV)

Kho chứa gọn gàng, đầy đủ nhãn mác
Tập huấn sử dụng hóa chất
Thu gom vỏ đã sử dụng để đem đi xử lý
Các biện pháp sử dụng đảm bảo an toàn
Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch




Không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với đất
Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
Thiết bị, vật tư và dụng cụ chứa đựng sản phẩm phải được làm từ các chất liệu không độc hại, bảo quản sạch sẽ ở nơi an toàn.
Được cách ly với kho chứa hóa chất, phân bón, chất phụ gia.
Thiết kế nhà xưởng
Nhà xưởng phải xa khu chứa các loại hóa chất và các yếu tố có thể gây ô nhiễm.
Nhà xưởng phải có hệ thống chiếu sáng, thông gió, xử lý chất thải và khu vệ sinh đảm bảo cho người, sản phẩm, nguồn nước và môi trường.
Sơ chế, đóng gói
Quá trình sơ chế phải đảm bảo không nhiễm bẩn
Các mối nguy cho sản phẩm
Bao bì đóng gói sản phẩm
Vệ sinh nhà xưởng
Nhà xưởng phải được vệ sinh bằng các loại hóa chất thích hợp theo quy định, không gây ô nhiễm lên sản phẩm và môi trường.
Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, thiết bị dụng cụ
Phòng chống dịch hại
Không cho vật nuôi và các động vật khác ra vào nơi xơ chế, đóng gói và bảo quản
Đặt bẫy bả phòng trừ dịch hại đảm bảo không gây ô nhiễm sản phẩm, ghi rõ vị trí đặt bẫy, bả.
Vệ sinh cá nhân
Người lao động cần được tập huấn và cung cấp tài liệu về thực hành vệ sinh cá nhân
Có nội quy VS công cộng đặt tại nơi dễ thấy
Có nhà vệ sinh và đầy đủ trang thiết bị
Xử lý sản phẩm
Sử dụng hóa chất, chế phẩm, màng sáp cho phép trong quá trình xử lý sau thu hoạch.

Nước sử dụng cho xử lý sản phẩm rau quả sau thu hoạch phải đảm bảo chất lượng theo quy định
Bảo quản, vận chuyển
Phương tiện vận chuyển phải sạch sẽ trước khi xếp thùng chứa SP
Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm SP
Thường xuyên khử trùng kho bảo quản SP
Quản lý và xử lý chất thải
Phải có biện pháp quản lý và xử lý chất thải, nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, sơ chế và bảo quản sản phẩm
Người lao động
Người lao động sản xuất rau quả phải được đào tạo và tập huấn kỹ thuật hàng năm.
Được cấp bộ tài liệu đào tạo và tập huấn về thực hành nông nghiệp tốt (GAP)
An toàn lao động
Người lao động
Được nâng cao hiểu biết về an toàn lao động, bảo hộ lao động, vệ sinh cá nhân, chăm sóc về y tế, phúc lợi xã hội.
Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_________________________
HỒ SƠ
SẢN XUẤT RAU, QUẢ TƯƠI AN TOÀN
THEO VIETGAP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên tổ chức/cá nhân:

Vụ sản xuất:
Năm:
Truy nguyên nguồn gốc
Tất cả các hoạt động sản xuất và vật tư sử dụng trong sản xuất phải có sổ sách ghi chép về nguồn gốc xuất xứ, đặc trưng, thời gian, phương pháp sử dụng, xử lý, người thực hiện
Lưu giữ hồ sơ ít nhất 2 năm hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của cơ quan pháp lý và của khách hàng.
Bao bì, thùng chứa SP có nhãn mác để giúp truy nguyên nguồn gốc
SP bị ô nhiếm thì phải điều tra nguyên nhân và ngăn ngừa tái nhiễm, có hồ sơ ghi chép nguy cơ và giải pháp xử lý.
Kiểm tra nội bộ
Phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần
Thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá. Bảng tựu kiểm tra đánh giá, bảng kiểm tra (đột xuất và định kỳ) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tổng kết và báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý chất lượng khi có yêu cầu.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có sẵn mẫu đơn khếu nại khi khách hàng yêu cầu
Trong trường hợp có khiếu nại phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật, lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


HỒ SƠ
SẢN XUẤT RAU QUẢ TƯƠI AN TOÀN THEO VIETGAP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ – BNN-KHCN ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên tổ chức/cá nhân
Vụ sản xuất:
Năm:
Phần thứ nhất
THÔNG TIN CHUNG
1. Họ và tên tổ chức/cá nhân sản xuất:
2. Địa chỉ: Thôn/ Ấp Xã:
Huyện
Tỉnh
3. Diện tích canh tác:
4. Giống rau, quả:
5. Gốc ghép:
6. Mật độ trồng:
7. Tháng và năm trồng:
(Kèm bản đồ lô/thửa sản xuất)
Phần thứ hai
CÁC BIỂU MẪU GHI CHÉP
Mẫu 1: Đánh giá́ điều kiện sản xuất
Mẫu 2: Sử dụng hoá chất, chất phụ gia xử lý ô nhiễm đất
Ghi chú: - Cách xử lý: Bón hay tưới vào đất
Mẫu 3: Giống và gốc ghép
Mẫu 4: Mua phân bón/chất kích thích sinh trưởng
Mẫu 5: Sử dụng phân bón/chất kích thích
sinh trưởng
Ghi chú: - Công thức sử dụng: tỷ lệ các loại phân bón (N:P:K-1: 1: 1)
- Cách bón: Bón lót, bón thúc
Mẫu 6: Mua thuốc BVTV
Mẫu 7: Sử dụng thuốc BVTV
Ghi chú: -Liều lượng thuốc: số gam/ml thuốc pha trong 1 lít nước
- Lượng thuốc sử dụng: số gam/ml thuốc đã sử dụng
Mẫu 8: Bao bì chứa đựng và thuốc BVTV dư thừa sau khi sử dụng
Mẫu 9: Thu hoạch sản phẩm
Mẫu 10: Xử lý sau thu hoạch (Nhiệt, hoá chất, màng bao…)
Mẫu 11: Phân loại sản phẩm
(nếu có)
Mẫu 12: Tiêu thụ sản phẩm
Mẫu 13: Tập huấn cho người lao động
Ngày, tháng, năm tập huấn:
Nội dung tập huấn:
Đơn vị tổ chức:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bao Chau
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)