Hành trình đi tìm đường cứu nước của NAQ
Chia sẻ bởi Đỗ Thị Hường |
Ngày 16/10/2018 |
81
Chia sẻ tài liệu: Hành trình đi tìm đường cứu nước của NAQ thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
Câu hỏi 6: Tại sao Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước? Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái QUốc từ 1911-1930. Đánh giá vai trò của Người đối với sự thành lập Đảng CSVN --------------------Trả lời-------------------------------- a, Tại sao...? - Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung sau đó đổi tên là Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19/5/1890, quê ở Kim Liên - Nam Đàn Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan - Ngay từ nhỏ, Nguyễn Tất Thành đã nuôi trí lớn đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng cho đồng bào. Người khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,...nhưng lại ko đồng tình với con đường cứu nước của họ. Các phong trào Đông Du, Duy Tân, các cuộc khởi nghĩa đều bị thực dân Pháp đàn áp dã man, cách mạng lâm vào tình trạng khủng hoảng, thiếu hẳn 1 phương pháp cách mạng khoa học. Một đòi hỏi tất yếu là phải tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. --> Trong bối cảnh đó, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng, ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911) ------------------------------------------------------------------ b, Những hoạt động của NAQ từ 1911-1930: - Ngày 5/6/1911, Người lấy tên là Ba, xin làm phụ bếp trên tàu đô đốc Latusơ Tơrêvin rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc. Tháng 7/1911, Người cập cảng Mácxây của Pháp - Năm 1912, Người tiếp tục đi một số nước ở châu Âu, châu Phi, châu Mĩ - Năm 1917, Người trở Pháp, tham gia Đảng Xã hội Pháp (1919) và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp - Ngày 18/6/1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc đã gửi tới Hội nghị Vecxai bản Yêu sách của nhân dân An Nam,đòi chính phủ Pháp và các nước đồng minh phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc VN - Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin, từ đó giúp Người khẳng định con đường để đi tới độc lập tự do của nhân dân VN là đi theo con đường CM vô sản - Ngày 25/12/1920, NAQ tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp họp tại Tua. Người đã đứng về phía số đông đại biểu, bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế CS và thành lập Đảng CS Pháp. NAQ trở thành đảng viên cộng sản và là 1 trong những người tham gia sáng lập Đảng CS Pháp - Năm 1921, được sự giúp đỡ của đảng CS Pháp, NAQ cùng với những người yêu nước của Marốc, Tuynidi,..thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Paris nhằm tập hợp những người dân thuộc địa sống trên đất pháp đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân - Báo "Người cùng khổ" do NAQ làm chủ nhiệm kiêm chủ bút cùng với các bài viết của Người trên các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, đặc biệt là tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp" bằng nhiều con đường khác nhau đã bí mật chuyển về nước, đã thức tỉnh lòng yêu nước và cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và phong kiến của nhân dân VN - Tháng 6/1923, NAQ sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (1924). Tại Đại hội, Người đã đọc tham luận trình bày những quan điểm của mình về vị trí chiến lược của CM thuộc địa. NAQ được bầu làm Ủy viên BCH Quốc tế cộng sản - Ngày 11/11/1924, NAQ đến Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào VN. Đây là bước chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng CSVN - Tháng 6/1925, NAQ thành lập Hội VN Cách mạng thanh niên nhằm đoàn kết và lãnh đạo quần chúng đấu tranh - Ngày 9/7/1925, NAQ cùng với một số nhà yêu nước của Triều Tiên và Indonexia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông - Ngày 6/1 đến 3/2/1930, NAQ chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành 1 đảng CS duy nhất lấy tên là Đảng CS VN, soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Thị Hường
Dung lượng: 29,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)