Gợi ý giải đề TS 10 Quảng Nam 2011-2012

Chia sẻ bởi Võ Anh Quân | Ngày 12/10/2018 | 13

Chia sẻ tài liệu: Gợi ý giải đề TS 10 Quảng Nam 2011-2012 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐÁP ÁN TUYỂN SINH 10- Môn Ngữ văn - Năm học: 2011- 2012
*********
Câu 1: 1 điểm
a. “Nói có sách, mách có chứng” : liên quan đến PC về chất ( 0,5 điểm ). b. “Lời chào cao hơn mâm cỗ” : liên quan đến PC lịch sự ( 0,5 điểm ).
Câu 2 : 2 điểm
a. Từ láy : tung toé (0,5 điểm) . b. Câu nói của anh Sáu thuộc kiểu câu Nghi vấn (0,5 điểm) . c. Câu trên dùng để bộc lộ cảm xúc (0,5 điểm) . d. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là tự sự (0,5 điểm) .
Câu 3 : 2 điểm
* Những ý chính cần nêu được : a. Khổ thơ cuối bài đã nói lên tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác. (0,5 điểm ). b. Niềm lưu luyến, xúc động của tác giả được thể hiện bằng những lời thơ chân thành, giàu cảm xúc … ( 0,5 điểm ) c. Tác giả bày tỏ niềm tiếc thương bằng ước muốn hoá thân vào những cảnh vật ở bên lăng Bác: “ làm con chim … làm đoá hoa toả hương… làm cây tre ”. (0,25 điểm ) Đặc biệt là hình ảnh “cây tre trung hiếu” ở cuối bài thơ, mang ý nghĩa cá thể hoá. (0,25 điểm) d. Điệp ngữ “muốn làm…” như lời khẳng định tình cảm tha thiết và ước nguyện của tác giả ( 0,5 điểm ).
* Về hình thức : Viết ngắn khoảng hơn nửa mặt giấy làm bài. Trình bày rõ ý. Có bố cục đầy đủ.
( Đảm bảo được 2 yêu cầu trên, các em sẽ có số điểm tối thiểu của câu này là 1,5 điểm )
Câu 4 : 5 điểm
Viết thành một bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh với các yêu cầu sau :
1. Về nội dung bài làm : 4 điểm
* Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc : ( 3 điểm )
a. Những ngày ở vùng tản cư, Ông Hai vẫn nhớ về làng, ông thường ra bên ngoài để nghe ngóng tin tức về làng. Giữa lúc ấy, ông tình cờ nhận được tin làng theo giặc khiến cho cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân . Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Cái tin ấy đến với ông quá đột ngột khiến ông sững sờ. Từ lúc ấy, trong tâm trí ông chỉ còn có cái tin dữ xâm chiếm. ( 0,5 điểm) b. Về đến nhà ông Hai nằm vật ra giường, rồi tủi thân khi nhìn đàn con “ nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? ” trong tâm trạng đau khổ, xót xa. ( 0,5 điểm ) c. Suốt mấy ngày tiếp theo ông Hai không dám đi đâu. Ông chỉ quanh quẩn ở nhà nghe ngóng binh tình bên ngoài. Đầu óc ông luôn sợ hãi, ám ảnh nặng nề . Ông sợ người ta đang bàn tán đến cái chuyện ấy. Ông sợ mụ chủ nhà đuổi gia đình ông đi. Ông biết đi đâu bây giờ. ( 0,5 điểm ) d. Lúc này, mâu thuẫn nội tâm ở ông Hai đang diễn ra một cách quyết liệt. Ông không biết đi đâu mà cũng không thể quay về làng. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây, về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ. Ông tự nhủ Không thể được! Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù. ( 0,5 điểm ) e. Trong tâm trạng dồn nén và bế tắc ấy ông chỉ còn biết trút nỗi lòng mình vào lời tâm sự với đứa con nhỏ còn ngây thơ hực chất là lời tự nhủ với mình, ta thấy rõ ở ông Hai có tình yêu sâu nặng với làng chợ Dầu, đồng thời ông cũng khẳng định lòng thuỷ chung với kháng chiến với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ. ( 0,5 điểm ) * Nhận xét về tình yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp : ( 0,5 điểm ) a. Tình yêu làng là tình cảm đặc biệt của ông Hai cũng là tình cảm chung của nhân dân ta thời kháng chiến chống Pháp. b. Tình yêu quê hương đất nước là một tình cảm phổ biến mang tính truyền thống của người Việt Nam, trong thời kì kháng chiến Kim Lân đã thể hiện tình yêu làng trong mối quan hệ với tình yêu nước, yêu kháng chiến, yêu cụ Hồ.
* Phân tích nghệ thuật : ( 1 điểm ) a. Kim Lân là đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Anh Quân
Dung lượng: 27,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)