Gợi ý các chuyên đề bài dự thi VIETNAM-Lao
Chia sẻ bởi Phạm Thành Nhơn |
Ngày 14/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: Gợi ý các chuyên đề bài dự thi VIETNAM-Lao thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Chuyên đề 1
NHỮNG NHÂN TỐ HÌNH THÀNH, QUYẾT ĐỊNH
MỐI QUAN HỆ HỮU NGHỊ ĐẶC BIỆT
VIỆT NAM-LÀO, LÀO- VIỆT NAM.
------
Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội. Mối quan hệ này, bắt nguồn từ các điều kiện tự nhiên, nhân tố dân cư, xã hội, văn hoá và lịch sử, truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân hai nước. Trong tiến trình đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-người sáng lập ra Đảng Cộng sản Đông Dương đã sớm nhận thấy tầm quan trọng của mối quan hệ này, với các hoạt động cách mạng của mình đã đặt nền móng vững chắc phát triển thành quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc, hai quốc gia.
Về các điều kiện tự nhiên: Việt Nam và Lào nằm ở trung tâm bán đảo Ấn-Trung, thuộc vùng Đông Nam Á lục địa. Trong phạm vi của bán đảo Đông Dương, Việt Nam nằm ở phía đông dãy Trường Sơn, như một bao lơn nhìn ra biển; Lào nằm ở sườn tây dãy Trường Sơn, lọt sâu vào vùng đất liền của bán đảo. Như vậy, dãy Trường Sơn có thể ví như cột sống của hai nước, tạo thành biên giới tự nhiên trên đất liền giữa Việt Nam và Lào. Với địa hình tự nhiên này, về đường bộ cả Việt Nam và Lào đều theo trục Bắc-Nam. Còn về đường biển, con đường gần nhất để Lào có thể thông thương ra biển đó là từ Sầm Nưa thuộc tỉnh Hủa Phăn (Lào) qua Thanh Hoá; Xiêng khoảng (Lào) qua Nghệ An; Khăm Muộn (Lào) qua Hà Tĩnh; Savẳnnakhệt (Lào) qua Quảng Trị và Khăm Muộn (Lào) qua Quảng Bình.
Do điều kiện tự nhiên nên sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và Lào có nhiều điểm tương đồng, lại vừa có những nét khác biệt. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày nay, để hợp tác cùng phát triển hai nước hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau bằng tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước về vị trí địa lý, tài nguyên, nguồn nhân lực, thị trường cũng như sự phân vùng kinh tế và phân công lao động hợp lý. Ngoài ra, Việt Nam và Lào là những thuộc nước“vừa” và “tương đối nhỏ” sống cạnh nhau, lại nằm kề con đường giao thông hàng hải hàng đầu thế giới, nối liền Đông Bắc Á, Nam Á qua Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cho nên chiếm vị trí địa- chiến lược quan trọng ở vùng Đông Nam Á.
Về quốc phòng: bờ biển Việt Nam tương đối dài, nên việc bố trí chiến lược gặp không ít khó khăn. Trong khi đó, dãy Trường Sơn, biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào được ví như bức tường thành hiểm yếu, để hai nước tựa lưng vào nhau, phối hợp giúp đỡ lẫn nhau tạo ra thế chiến lược khống chế những địa bàn then chốt về kinh tế và quốc phòng, trở thành điểm tựa vững chắc cho Việt Nam và Lào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Về các nhân tố dân cư, xã hội: Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Hiện tượng một tộc người sống xuyên biên giới quốc gia của hai nước, hoặc nhiều nước là đặc điểm tự nhiên của sự phân bố tộc người ở khu vực Đông Nam Á nói chung, ở Việt Nam và Lào nói riêng. Đặc điểm này, đến nay vẫn tiếp tục chi phối mạnh mẽ các mối quan hệ khác trên đường biên giới quốc gia Việt Nam-Lào. Chính quá trình cộng cư, hoặc sinh sống xen cài của những cư dân Việt Nam và cư dân Lào trên địa bàn biên giới của hai nước đã dẫn đến việc cùng khai thác và chia sẻ nguồn lợi tự nhiên, đặc biệt là nguồn lợi sinh thuỷ. Điều này, thêm một lần nữa khẳng định các quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc chính là những điều kiện lịch sử và xã hội đầu tiên, tạo ra những mối dây liên hệ và sự giao thoa văn hoá nhiều tầng nấc giữa cư dân hai nước. Một trong những minh chứng cho nhận định trên đó chính là hai câu chuyện huyền thoại của hai dân tộc đều xoay quanh môtíp quả bầu mẹ, đó là: người Lào, thông qua câu chuyện huyền thoại đã cho rằng các nhóm dân cư: Lào, Thái, Khơmú, Việt đều có chung nguồn gốc. Đặc biệt, trong câu chuyện này, Khún Bulôm đã dặn dò với các con cháu của Người: “Các con phải luôn luôn giữ tình thân ái
NHỮNG NHÂN TỐ HÌNH THÀNH, QUYẾT ĐỊNH
MỐI QUAN HỆ HỮU NGHỊ ĐẶC BIỆT
VIỆT NAM-LÀO, LÀO- VIỆT NAM.
------
Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội. Mối quan hệ này, bắt nguồn từ các điều kiện tự nhiên, nhân tố dân cư, xã hội, văn hoá và lịch sử, truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân hai nước. Trong tiến trình đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-người sáng lập ra Đảng Cộng sản Đông Dương đã sớm nhận thấy tầm quan trọng của mối quan hệ này, với các hoạt động cách mạng của mình đã đặt nền móng vững chắc phát triển thành quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc, hai quốc gia.
Về các điều kiện tự nhiên: Việt Nam và Lào nằm ở trung tâm bán đảo Ấn-Trung, thuộc vùng Đông Nam Á lục địa. Trong phạm vi của bán đảo Đông Dương, Việt Nam nằm ở phía đông dãy Trường Sơn, như một bao lơn nhìn ra biển; Lào nằm ở sườn tây dãy Trường Sơn, lọt sâu vào vùng đất liền của bán đảo. Như vậy, dãy Trường Sơn có thể ví như cột sống của hai nước, tạo thành biên giới tự nhiên trên đất liền giữa Việt Nam và Lào. Với địa hình tự nhiên này, về đường bộ cả Việt Nam và Lào đều theo trục Bắc-Nam. Còn về đường biển, con đường gần nhất để Lào có thể thông thương ra biển đó là từ Sầm Nưa thuộc tỉnh Hủa Phăn (Lào) qua Thanh Hoá; Xiêng khoảng (Lào) qua Nghệ An; Khăm Muộn (Lào) qua Hà Tĩnh; Savẳnnakhệt (Lào) qua Quảng Trị và Khăm Muộn (Lào) qua Quảng Bình.
Do điều kiện tự nhiên nên sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và Lào có nhiều điểm tương đồng, lại vừa có những nét khác biệt. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày nay, để hợp tác cùng phát triển hai nước hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau bằng tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước về vị trí địa lý, tài nguyên, nguồn nhân lực, thị trường cũng như sự phân vùng kinh tế và phân công lao động hợp lý. Ngoài ra, Việt Nam và Lào là những thuộc nước“vừa” và “tương đối nhỏ” sống cạnh nhau, lại nằm kề con đường giao thông hàng hải hàng đầu thế giới, nối liền Đông Bắc Á, Nam Á qua Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cho nên chiếm vị trí địa- chiến lược quan trọng ở vùng Đông Nam Á.
Về quốc phòng: bờ biển Việt Nam tương đối dài, nên việc bố trí chiến lược gặp không ít khó khăn. Trong khi đó, dãy Trường Sơn, biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào được ví như bức tường thành hiểm yếu, để hai nước tựa lưng vào nhau, phối hợp giúp đỡ lẫn nhau tạo ra thế chiến lược khống chế những địa bàn then chốt về kinh tế và quốc phòng, trở thành điểm tựa vững chắc cho Việt Nam và Lào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Về các nhân tố dân cư, xã hội: Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Hiện tượng một tộc người sống xuyên biên giới quốc gia của hai nước, hoặc nhiều nước là đặc điểm tự nhiên của sự phân bố tộc người ở khu vực Đông Nam Á nói chung, ở Việt Nam và Lào nói riêng. Đặc điểm này, đến nay vẫn tiếp tục chi phối mạnh mẽ các mối quan hệ khác trên đường biên giới quốc gia Việt Nam-Lào. Chính quá trình cộng cư, hoặc sinh sống xen cài của những cư dân Việt Nam và cư dân Lào trên địa bàn biên giới của hai nước đã dẫn đến việc cùng khai thác và chia sẻ nguồn lợi tự nhiên, đặc biệt là nguồn lợi sinh thuỷ. Điều này, thêm một lần nữa khẳng định các quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc chính là những điều kiện lịch sử và xã hội đầu tiên, tạo ra những mối dây liên hệ và sự giao thoa văn hoá nhiều tầng nấc giữa cư dân hai nước. Một trong những minh chứng cho nhận định trên đó chính là hai câu chuyện huyền thoại của hai dân tộc đều xoay quanh môtíp quả bầu mẹ, đó là: người Lào, thông qua câu chuyện huyền thoại đã cho rằng các nhóm dân cư: Lào, Thái, Khơmú, Việt đều có chung nguồn gốc. Đặc biệt, trong câu chuyện này, Khún Bulôm đã dặn dò với các con cháu của Người: “Các con phải luôn luôn giữ tình thân ái
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thành Nhơn
Dung lượng: 638,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)