Gợi ý bài thi VĂN vào 10 năm 2015 - 2016 Hà Nội
Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh |
Ngày 12/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: Gợi ý bài thi VĂN vào 10 năm 2015 - 2016 Hà Nội thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đáp án gợi ý đề thi vào lớp 10 môn Văn Khu vực Hà Nội năm 2015 của thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên Trung tâm Hocmai.vn Online.
Phần I (7.0 điểm) Câu 1. - Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. - Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến đánh cá ra khơi của đoàn thuyền (theo đó là trình tự thời gian từ chiều xuống đến lúc bình minh) Câu 2. - Hình ảnh so sánh trong câu thơ giúp người đọc hình dung rõ bức tranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kì thú. - Hoàng hôn buông xuống nhưng không gian không chìm vào bóng tối mà rực lên ánh sáng, trên mặt nước lại cháy bùng ngọn lửa. - Hình ảnh thiên nhiên cũng gợi lên sức sống, không khí hào hứng, náo nức của những người ngư dân trong buổi ra khơi đánh cá. Câu 3. Hai câu thơ thể hiện lòng biết ơn của những ngư dân với biển cả quê hương trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là: Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào Câu 4. Yêu cầu: • Về mặt hình thức: - Đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu. - Gạch chân dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu cảm thán. • Nội dung:
Vẻ đẹp của cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh: - Đoàn thuyền trở về trong khúc ca khải hoàn Câu hát căng buồm với gió khơi. - Đoàn thuyền trở về trong tư thế hào hùng, chạy đua với thiên nhiên Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. - Đoàn thuyền trở về với đầy ắp cá tôm trong cảnh bình minh rạng ngời Mặt trời đội biển nhô màu mới/Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. Từ đó, vẻ đẹp của con người lao động làm chủ vũ trụ, làm chủ cuộc đời đã hòa với vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Chú ý: Học sinh cần làm rõ các biện pháp nghệ thuật: kết cấu vòng tròn, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ. Phần II (3.0 điểm) Câu 1. Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi ra đời năm 1971. Đây cũng là những năm cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt nhất. Máy bay Mĩ ngày đêm ném bom, băm nát tuyến đường Trường Sơn – tuyến huyết mạch giao thông quan trọng để miền Bắc chi viện sức người, sức của cho miền Nam chống Mĩ. - Tác giả Lê Minh Khuê từng là nữ thanh niên xung phong trong những năm tháng dữ dội ấy, được chứng kiến những gian khổ, hi sinh cũng như lòng dũng cảm, tâm hồn tuyệt đẹp của tuổi trẻ Trường Sơn. Lê Minh Khuê không ngăn được xúc động và đã viết lên một áng văn nóng bỏng đạn bom mà vẫn mát rượi trữ tình để tôn vinh thế hệ trẻ anh hùng của non sông, đất nước. - Xuất xứ: Đây là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, rút từ tập truyện ngắn cùng tên. Câu 2. Điều khiến nhân “tôi” đến gần quả bom lại thấy không sợ nữa chính là nhân vật “tôi” cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ đang dõi theo mình. Đây chính là tâm trạng của nhân vật Phương Định – nữ trinh sát mặt đường, trong một lần phá bom. Chi tiết trên đã cho người đọc thấy lòng quả cảm, sự tự trọng của người nữ chiến sĩ anh hùng. Chính điều này giúp cô vượt qua nỗi sợ hãi, dũng cảm chiến đấu. Câu 3. Yêu cầu: • Hình thức: đoạn văn nghị luận khoảng nửa trang giấy thi. • Nội dung: Bàn về mối quan hệ giữa cá nhân – tập thể. - Khẳng định đây là mối quan hệ cần thiết, quan trọng, không thể thiếu với mỗi con người. - “Con người chính là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”, không ai có thể sống cá nhân, đơn lẻ. Nếu mỗi người không biết hòa mình vào tập thể không tạo nên một cộng đồng, xã hội. - Sức mạnh của mỗi cá nhân hợp lại sẽ tạo nên sức mạnh tập thể lớn lao (dẫn chứng: trong chiến tranh, sức mạnh của nhân dân đã đánh tan quân xâm lược; trong thời bình, nhân dân chung tay góp sức xây dựng đất nước phát triển…) Ngược lại, sức mạnh của tập thể sẽ giúp cho mỗi cá nhân có thêm động lực(dẫn chứng). - Bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Phần I (7.0 điểm) Câu 1. - Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. - Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến đánh cá ra khơi của đoàn thuyền (theo đó là trình tự thời gian từ chiều xuống đến lúc bình minh) Câu 2. - Hình ảnh so sánh trong câu thơ giúp người đọc hình dung rõ bức tranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kì thú. - Hoàng hôn buông xuống nhưng không gian không chìm vào bóng tối mà rực lên ánh sáng, trên mặt nước lại cháy bùng ngọn lửa. - Hình ảnh thiên nhiên cũng gợi lên sức sống, không khí hào hứng, náo nức của những người ngư dân trong buổi ra khơi đánh cá. Câu 3. Hai câu thơ thể hiện lòng biết ơn của những ngư dân với biển cả quê hương trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là: Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào Câu 4. Yêu cầu: • Về mặt hình thức: - Đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu. - Gạch chân dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu cảm thán. • Nội dung:
Vẻ đẹp của cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh: - Đoàn thuyền trở về trong khúc ca khải hoàn Câu hát căng buồm với gió khơi. - Đoàn thuyền trở về trong tư thế hào hùng, chạy đua với thiên nhiên Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. - Đoàn thuyền trở về với đầy ắp cá tôm trong cảnh bình minh rạng ngời Mặt trời đội biển nhô màu mới/Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. Từ đó, vẻ đẹp của con người lao động làm chủ vũ trụ, làm chủ cuộc đời đã hòa với vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Chú ý: Học sinh cần làm rõ các biện pháp nghệ thuật: kết cấu vòng tròn, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ. Phần II (3.0 điểm) Câu 1. Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi ra đời năm 1971. Đây cũng là những năm cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt nhất. Máy bay Mĩ ngày đêm ném bom, băm nát tuyến đường Trường Sơn – tuyến huyết mạch giao thông quan trọng để miền Bắc chi viện sức người, sức của cho miền Nam chống Mĩ. - Tác giả Lê Minh Khuê từng là nữ thanh niên xung phong trong những năm tháng dữ dội ấy, được chứng kiến những gian khổ, hi sinh cũng như lòng dũng cảm, tâm hồn tuyệt đẹp của tuổi trẻ Trường Sơn. Lê Minh Khuê không ngăn được xúc động và đã viết lên một áng văn nóng bỏng đạn bom mà vẫn mát rượi trữ tình để tôn vinh thế hệ trẻ anh hùng của non sông, đất nước. - Xuất xứ: Đây là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, rút từ tập truyện ngắn cùng tên. Câu 2. Điều khiến nhân “tôi” đến gần quả bom lại thấy không sợ nữa chính là nhân vật “tôi” cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ đang dõi theo mình. Đây chính là tâm trạng của nhân vật Phương Định – nữ trinh sát mặt đường, trong một lần phá bom. Chi tiết trên đã cho người đọc thấy lòng quả cảm, sự tự trọng của người nữ chiến sĩ anh hùng. Chính điều này giúp cô vượt qua nỗi sợ hãi, dũng cảm chiến đấu. Câu 3. Yêu cầu: • Hình thức: đoạn văn nghị luận khoảng nửa trang giấy thi. • Nội dung: Bàn về mối quan hệ giữa cá nhân – tập thể. - Khẳng định đây là mối quan hệ cần thiết, quan trọng, không thể thiếu với mỗi con người. - “Con người chính là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”, không ai có thể sống cá nhân, đơn lẻ. Nếu mỗi người không biết hòa mình vào tập thể không tạo nên một cộng đồng, xã hội. - Sức mạnh của mỗi cá nhân hợp lại sẽ tạo nên sức mạnh tập thể lớn lao (dẫn chứng: trong chiến tranh, sức mạnh của nhân dân đã đánh tan quân xâm lược; trong thời bình, nhân dân chung tay góp sức xây dựng đất nước phát triển…) Ngược lại, sức mạnh của tập thể sẽ giúp cho mỗi cá nhân có thêm động lực(dẫn chứng). - Bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 27,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)