Góc vuông, góc không vuông lớp 3
Chia sẻ bởi Vũ Hương Lan |
Ngày 09/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: góc vuông, góc không vuông lớp 3 thuộc Tập đọc 3
Nội dung tài liệu:
Kế hoạch dạy học
Môn: Toán. Lớp 3
Bài:GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG
Mục tiêu:
Hs bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông; đỉnh, cạnh của góc vuông, góc không vuông.
Hs biết cái ê ke và và tác dụng của nó; đồng thời biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và dùng ê ke để vẽ nhanh góc vuông.
Hs xác định nhanh và chính xác đỉnh, cạnh của góc vuông, góc không vuông.
Chuẩn bị:
Giáo viên: vở bài tập, bảng nhóm, hình đồng hồ, thước ê ke, các thiết bị để trình chiếu…
Học sinh: vở bài tập, thước ê ke, bảng con…
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ: Gv yêu cầu Hs quan sát các hình đồng hồ và cho biết đồng hồ chỉ mấy giờ.
Đồng hồ chỉ mấy giờ?
5 giờ 45 phút 3 giờ 3 giờ 15 phút
Hay: 6 giờ kém 15 phút
Bài mới
Hoạt động 1
Nhằm đạt mục tiêu số 1, 2
Hoạt động được lựa chọn: quan sát, vấn đáp.
Hình thức tổ chức: cá nhân + toàn lớp.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động mong đợi ở học sinh
Yêu cầu Hs quan sát 3 chiếc đồng hồ rồi đưa ra nhận xét về hình ảnh mà kim giờ và kim phút tạo nên.
Gv giới thiệu: Hai kim đồng hồ ở mỗi hình trên có chung một điểm gốc, ta nói hai kim đồng hồ tạo thành một góc. Gv đưa ra hình vẽ góc gần như các góc tạo bởi hai kim trong mỗi đồng hồ như sau:
Theo các em, mỗi hình trên có được xem là một góc hay không? Vì sao?
Mỗi hình trên được xem là một góc, vậy góc được tạo bởi hai cạnh có chung một điểm gốc. Góc thứ nhất có hai cạnh là OA và OB. Tương tự hãy đọc tên hai cạnh của góc ở hai hình 2 và 3.
Hai cạnh có một điểm chung và tạo thành góc, ta gọi là đỉnh của góc. Vậy góc thứ nhất có đỉnh là gì? Góc thứ nhất có đỉnh là O, vậy góc thứ hai, thứ ba có đỉnh là gì?
Hướng dẫn Hs đọc tên các góc:
Hình 1: góc đỉnh O; cạnh OA, OB
(Tương tự, yêu cầu Hs đọc tên góc thứ hai, ba.)
Yêu cầu Hs quan sát lại hình 1, giới thiệu: Đây là góc vuông.
Mời Hs xác định góc vuông, tên đỉnh, tên 2 cạnh của các góc vuông trên.
Vậy theo em, hai góc sau có phải là góc vuông không:
Vậy làm thế nào ta biết chắc được 2 góc trên có phải là góc vuông hay không, có cách nào để xác định chắc chắn một góc có phải là góc vuông?
Để xác định một góc có phải là góc vuông hay không, ta sử dụng dụng cụ để kiểm tra, đó là cái ê ke (Gv giới thiệu thước ê ke).
Hãy quan sát và chỉ ra góc vuông trong thước ê ke của mình.
Vậy khi muốn dùng ê ke để kiểm tra xem một góc có phải là góc vuông hay không ta làm thế nào?
GV hướng dẫn Hs cách kiểm tra:
Tìm góc vuông của thước ê ke.
Đặt một cạnh của góc vuông thước ê ke trùng với một cạnh của góc cần kiểm tra.
Nếu cạnh góc vuông còn lại trùng với cạnh còn lại của góc cần kiểm tra thì góc này là góc vuông. Nếu không trùng thì góc này là góc không vuông.
Yêu cầu 3 Hs lên dùng thước để kiểm tra các góc AOB, NPM, CED (Gv có thể hướng dẫn lại để Hs kiểm tra cho chính xác).
Sau khi kiểm tra ta biết chắc được điều gì?
Hãy thử nêu tên đỉnh, các cạnh của các góc không vuông.
HS quan sát => Kim giờ và kim phút tạo thành hình có 2 đoạn thẳng có 1 điểm chung.
Hs lắng nghe.
Hs quan sát.
Mỗi hình được xem là một góc vì nó giống hình dạng góc được tạo từ 2 kim đồng hồ.
Góc thứ hai có hai cạnh là PN và PM, góc thứ ba có hai cạnh là EC và ED.
Góc thứ
Môn: Toán. Lớp 3
Bài:GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG
Mục tiêu:
Hs bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông; đỉnh, cạnh của góc vuông, góc không vuông.
Hs biết cái ê ke và và tác dụng của nó; đồng thời biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và dùng ê ke để vẽ nhanh góc vuông.
Hs xác định nhanh và chính xác đỉnh, cạnh của góc vuông, góc không vuông.
Chuẩn bị:
Giáo viên: vở bài tập, bảng nhóm, hình đồng hồ, thước ê ke, các thiết bị để trình chiếu…
Học sinh: vở bài tập, thước ê ke, bảng con…
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ: Gv yêu cầu Hs quan sát các hình đồng hồ và cho biết đồng hồ chỉ mấy giờ.
Đồng hồ chỉ mấy giờ?
5 giờ 45 phút 3 giờ 3 giờ 15 phút
Hay: 6 giờ kém 15 phút
Bài mới
Hoạt động 1
Nhằm đạt mục tiêu số 1, 2
Hoạt động được lựa chọn: quan sát, vấn đáp.
Hình thức tổ chức: cá nhân + toàn lớp.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động mong đợi ở học sinh
Yêu cầu Hs quan sát 3 chiếc đồng hồ rồi đưa ra nhận xét về hình ảnh mà kim giờ và kim phút tạo nên.
Gv giới thiệu: Hai kim đồng hồ ở mỗi hình trên có chung một điểm gốc, ta nói hai kim đồng hồ tạo thành một góc. Gv đưa ra hình vẽ góc gần như các góc tạo bởi hai kim trong mỗi đồng hồ như sau:
Theo các em, mỗi hình trên có được xem là một góc hay không? Vì sao?
Mỗi hình trên được xem là một góc, vậy góc được tạo bởi hai cạnh có chung một điểm gốc. Góc thứ nhất có hai cạnh là OA và OB. Tương tự hãy đọc tên hai cạnh của góc ở hai hình 2 và 3.
Hai cạnh có một điểm chung và tạo thành góc, ta gọi là đỉnh của góc. Vậy góc thứ nhất có đỉnh là gì? Góc thứ nhất có đỉnh là O, vậy góc thứ hai, thứ ba có đỉnh là gì?
Hướng dẫn Hs đọc tên các góc:
Hình 1: góc đỉnh O; cạnh OA, OB
(Tương tự, yêu cầu Hs đọc tên góc thứ hai, ba.)
Yêu cầu Hs quan sát lại hình 1, giới thiệu: Đây là góc vuông.
Mời Hs xác định góc vuông, tên đỉnh, tên 2 cạnh của các góc vuông trên.
Vậy theo em, hai góc sau có phải là góc vuông không:
Vậy làm thế nào ta biết chắc được 2 góc trên có phải là góc vuông hay không, có cách nào để xác định chắc chắn một góc có phải là góc vuông?
Để xác định một góc có phải là góc vuông hay không, ta sử dụng dụng cụ để kiểm tra, đó là cái ê ke (Gv giới thiệu thước ê ke).
Hãy quan sát và chỉ ra góc vuông trong thước ê ke của mình.
Vậy khi muốn dùng ê ke để kiểm tra xem một góc có phải là góc vuông hay không ta làm thế nào?
GV hướng dẫn Hs cách kiểm tra:
Tìm góc vuông của thước ê ke.
Đặt một cạnh của góc vuông thước ê ke trùng với một cạnh của góc cần kiểm tra.
Nếu cạnh góc vuông còn lại trùng với cạnh còn lại của góc cần kiểm tra thì góc này là góc vuông. Nếu không trùng thì góc này là góc không vuông.
Yêu cầu 3 Hs lên dùng thước để kiểm tra các góc AOB, NPM, CED (Gv có thể hướng dẫn lại để Hs kiểm tra cho chính xác).
Sau khi kiểm tra ta biết chắc được điều gì?
Hãy thử nêu tên đỉnh, các cạnh của các góc không vuông.
HS quan sát => Kim giờ và kim phút tạo thành hình có 2 đoạn thẳng có 1 điểm chung.
Hs lắng nghe.
Hs quan sát.
Mỗi hình được xem là một góc vì nó giống hình dạng góc được tạo từ 2 kim đồng hồ.
Góc thứ hai có hai cạnh là PN và PM, góc thứ ba có hai cạnh là EC và ED.
Góc thứ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Hương Lan
Dung lượng: 841,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)