GIỮA KỲ II 2016

Chia sẻ bởi Ngô Gia Trí | Ngày 11/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: GIỮA KỲ II 2016 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

/

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐÊ KIÈM TRA GIỮA HỌC KỲ II2015 - 2016
Môn thi: NGỮ VĂN 8
Ngày thi : 0 1 tháng 3 năm 2016
Thời gian lâm bài: 90 phút


Phần I (6 điểm) :Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi :
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày…
" Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt chè tươi mặc sức say. . .
(Cảnh rừng Việt Bắc -` Hồ Chí Minh)
1 Những lời thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chươngtrình Ngữ văn 8?Của tác giả nào? Hãy chép lại chính xác bài thơ đó. Ghi rõ thờigian sáng tác.
2. Có thể hiểu ba chữ cuối ở câu thơ thứ hai trong bài thơ em vừa chép nhưthế nào ?
3. Dựa vào bài thơ em vừa chép, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu đểlàm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của tác giả trong cuộc sống cáchmạng buổi đầu đầy gian khổ, trong đó có sử dụng một câu ghép và một câu cảmthán (gạch dưới câu ghép và câu cảm thán).

Phần II (4 điểm) :
Cho đoạn trích sau :Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắtđầm đìa ; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu chotrăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vuilòng..(Trích Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 20 1 5, trang 57)
1 Những câu văn trên được rút ra từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Hãy giớithiệu một vài nét về tác giả.
2. Hãy viết một bài văn nghi luận ngắn nêu tên suy nghĩ của em, với tư cáchlà chủ nhân tương lai của đất nước độc lập, thống nhất và toàn vẹn.

ĐÁP ÁN SƠ BỘ

PHẦN I:
Câu 1: 
-Những lời thơ trên gợi nhớ tới bài "Tức cảnh Pác Bó" của Hồ Chí Minh sáng tác năm 1941:
"Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang."
Câu 2:
-Ba chữ cuối câu thơ thứ 2 "vẫn sẵn sàng" có 2 cách hiểu:
+Các món cháo bẹ, rau mang luôn có sẵn bất cứ lúc nào.
+Dù món ăn có đạm bạc như cháo bẹ, rau măng thì vẫn "sẵn sàng" thưởng thức.
Câu 3: Đoạn văn
a.Hình thức:
-Dài 10 câu
-Sử dụng câu ghép, câu cảm thán (gạch dưới)
VD: Dù cuộc sống rất gian khổ nhưng Bác vẫn lạc quan. (Câu ghép)
-Ôi, khâm phục biết bao tinh thần lạc quan của Bác! (Câu cảm thán)
b.Nội dung: 
-Làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung trong cuộc sống cách mạng gian khổ:
+Cuộc sống gian khổ : ở nơi hẻo lánh (suối, hang), ăn uống đạm bạc (cháo bẹ, rau măng), đồ đạc thô sơ(bàn đá chông chênh)
+Lạc quan, ung dung: tuy nơi ở hẻo lánh nhưng đã quen thuộc như nhà mình (sáng ra, tối vào), tuy ăn uống đạm bạc nhưng không ngần ngại thưởng thức (vẫn sẵn sàng), tuy đồ đạc thô sơ vẫn hăng say làm việc (dịch sử Đảng). Khái quát thành chân lý đầy lạc quan : cuộc đời cách mạng thật là sang (Được cống hiến và hy sinh cho cách mạng dù gian khổ mấy vẫn vui)

Phần II:
Câu 1:
-Những câu văn trích từ "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn- danh tướng thời Trần ba lần cầm quân đánh bại giặc Nguyên Mông xâm lược.
Câu2: Viết bài văn:
a.Hình thức :
-Bài văn ngắn đủ 3 phần mở-thân-kết, dài tối thiểu 1 trang giấy.
b.Nội dung: 
*Mở bài: 
-Đặt vấn đề : Với tư cách là chủ nhân tương lai của một đất nước độc lập, thống nhất, toàn vẹn, mỗi người HS cần có suy nghĩ và hành động đúng đắn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
*Thân bài:
-Khẳng định trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ nền độc lập, thống nhất, toàn vẹn của Tổ quốc là chân lý thiêng liêng bởi mỗi chúng ta đều là con của Tổ quốc, nước mất thì nhà tan.
-Chứng minh chân lý đó bằng lịch sử oai hùng của dân tộc.
*Kết bài:
-Liên hệ bản thân với những hành động cụ thể:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Gia Trí
Dung lượng: 134,79KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)