Giới thiệu luật bầu của đại biểu QH, đại biểu HDND các cấp
Chia sẻ bởi Nguyễn Vinh Quang |
Ngày 29/04/2019 |
35
Chia sẻ tài liệu: giới thiệu luật bầu của đại biểu QH, đại biểu HDND các cấp thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
GIỚI THIỆU MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI,
LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 có mục đích, ý nghĩa gì?
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 là sự kiện chính trị lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước, được tổ chức trong thời điểm có nhiều thuận lợi, cả nước đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, với những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Cuộc bầu cử lần này là đợt vận động và sinh hoạt dân chủ sâu rộng của nhân dân cả nước để bầu ra những người đại biểu ưu tú, đại diện cho nhân dân tại Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; bầu ra các đại biểu HĐND đại diện cho nhân dân các địa phương trong các nước – cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương trong nhiệm kỳ 2011-2016.
Kết quả bầu đại biểu Quốc hội khóa 12
Trong tổng số 876 ứng cử viên, cử tri đã lựa chọn được 493 người là đại biểu Quốc hội khóa XII, trong đó có 153 đại biểu do Trung ương giới thiệu. Đại biểu Quốc hội cao tuổi nhất đã 80 tuổi, đại biểu ít tuổi nhất là 24 tuổi. Trong tổng số các đại biểu Quốc hội có 245 đại biểu lần đầu tham gia Quốc hội, 138 người tái cử và 1 người ứng cử.
Có 164 đại biểu có trình độ trên đại học, 309 đại biểu có trình độ đại học. Đại biểu là người dân tộc thiểu số có 87 người; Phụ nữ: 127 người; Ngoài đảng: 43 người; Trẻ tuổi: 68 người.
Về dự kiến cơ cấu đại biểu Quốc hội khóa XIII
Dự kiến phân bổ số lượng, cơ cấu đại biểu Quốc hội
Tổng số đại biểu QH khóa 13: là 500 đại biểu. Số đại biểu Quốc hội Trung ương: 183 (36,6%), địa phuơng: 317 đại biểu (63,4%).
Phân bổ:
A. Khối cơ quan Đảng: 34 đại biểu
- Trung ương (trong đó có báo Nhân dân): 11 đại biểu
- Địa phương (Bí thư, thành ủy): 23 đại biểu
B. Khối Nhà nước:
Quốc hội và HĐND: 196 đại biểu = 39,2%
- Đại biểu chuyên trách ở các cơ quan QH: 100 đại biểu = 20% (trong đó Kiểm toán Nhà nước 1 đại biểu).
- Đại biểu chuyên trách ở đoàn ĐBQH: 65 đại biểu = 13%
- HĐND: 31 đại biểu = 6,2%.
2. Cơ quan Chủ tịch nước: 3 đại biểu = 6,2%
3. Chính phủ và UBND: 29 đại biểu= 5,8%
- Trung ương 20 đại biểu = 4% (trong đó công an, quân đội, TTXVN, Đài truyền hình VN, Đài tiếng nói VN mỗi nơi 1 đại biểu).
Địa phương: 9 đại biểu = 1,8% (UBND)
4. Lực lượng vũ trang:
- Quân đội: 32 đại biểu = 6,4% trong đó trung ương 14 (2,8%), địa phương 18 (3,6%).
- Công an: 14 đại biểu = 2,8% trong đó trung ương 2 (0,4%), địa phương: 12 (2,4%).
5. Cơ quan khối tư pháp: 17 đại biểu = 3,4%.
C. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên: 82 đại biểu = 16,4%.
Trong đó trung ương 31, địa phương 51 đại biểu.
Còn lại, cơ cấu hướng dẫn do các địa phương tự phân bổ: 93 đại biểu (18,6%), bao gồm các lĩnh vực: Khoa học - công nghệ, giáo dục, văn hóa - nghệ thuật, lao động, thương binh - xã hội, y tế, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân...
Về cơ cấu kết hợp (gồm cả đại biểu trung ương và địa phương):
- Đại biểu là người dân tộc thiểu số: 90 đại biểu = 18%
- Đại biểu là phụ nữ: 150 đại biểu = 30%
- Đại biểu là người ngoài Đảng (các địa phương căn cứ tình hình để có cơ cấu thích hợp): khoảng 10 - 15%
- Đại biểu trẻ tuổi (dưới 40) khoảng 70 người = 14 %
- Đại biểu khóa XII tái cử khoảng 160 đại biểu = 32%.
Nguồn: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được quy định như thế nào
Theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được quy định như sau:
1. Xã, thị trấn miền xuôi có từ bốn nghìn người trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu, có trên bốn nghìn người thì cứ thêm hai nghìn người được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;
2. Xã, thị trấn miền núi và hải đảo có từ ba nghìn người trở xuống đến hai nghìn người được bầu hai mươi lăm đại biểu, có trên ba nghìn người thì cứ thêm một nghìn người được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu; xã, thị trấn có dưới hai nghìn người trở xuống đến một nghìn người được bầu mười chín đại biểu; xã, thị trấn có dưới một nghìn người được bầu mười lăm đại biểu;
3. Phường có từ tám nghìn người trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu, có trên tám nghìn người thì cứ thêm bốn nghìn người được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu
Tổ bầu cử được thành lập khi nào? Thành phần, số lượng thành viên Tổ bầu cử được quy định như sau
Chậm nhất là ba mươi lăm ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử để thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Tổ bầu cử có từ mười một đến hai mươi mốt người gồm Tổ trưởng, Tổ phó, Thư ký và các ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tập thể cử tri ở địa phương.
Nhiệm vụ của tổ bầu cử như sau:
- Phụ trách công tác bầu cử trong khu vực bỏ phiếu;
- Bố trí phòng bỏ phiếu, chuẩn bị hòm phiếu;
- Nhận tài liệu và phiếu bầu từ Ban bầu cử; phát thẻ cử tri, phiếu bầu có đóng dấu của Tổ bầu cử cho cử tri;
- Thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu trong thời hạn mười ngày trước ngày bầu cử;
- Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh nội quy phòng bỏ phiếu;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử do mình phụ trách;
- Kiểm phiếu và làm biên bản kết quả kiểm phiếu để gửi đến Ban bầu cử;
- Giao biên bản kết quả kiểm phiếu và toàn bộ phiếu bầu cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo quy định của các tổ chức phụ trách bầu cử cấp trên;
- Tổ chức thực hiện việc bầu cử lại, bầu cử thêm
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp được tiến hành theo 4 nguyên tắc:
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp ở nước ta được tiến hành theo nguyên tắc PHỔ THÔNG, BÌNH ĐẲNG, TRỰC TIẾP VÀ BỎ PHIẾU KÍN.
Các nguyên tắc này thể hiện tính chặt chẽ, thống nhất và xuyên suốt trong toàn bộ quá trình tiến hành bầu cử, bảo đảm cho cuộc bầu cử khách quan, dân chủ, thể hiện đúng nguyện vọng của cử tri khi lựa chọn. Nguyên tắc bầu cử yêu cầu phải quy định rõ quyền và trách nhiệm của cử tri trong bầu cử, trách nhiệm của Nhà nước phải bảo đảm các quy định về bầu cử.
Nguyên tắc phổ thông trong bầu cử là
Nguyên tắc phổ thông thể hiện tính toàn dân và toàn diện trong bầu cử, bảo đảm để mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền tham gia bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc bình đẳng
Là nhằm bảo đảm để mọi công dân đều có cơ hội ngang nhau khi tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào. Theo nguyên tắc này thì mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở một nơi cư trú và mỗi cử tri chỉ được bỏ một phiếu bầu.
Nguyên tắc trực tiếp: có nghĩa là công dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình thông qua lá phiếu bầu bằng việc tự mình đi bầu cử và tự mình bỏ lá phiếu vào hòm phiếu chứ không được nhờ người khác bầu hộ, bầu thay mình.
Nguyên tắc bỏ phiếu kín: là nhằm bảo đảm tính khách quan trong việc lựa chọn của cử tri.
Theo nguyên tắc này, cử tri bầu ai hoặc không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Khi cử tri viết phiếu bầu không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên của các tổ chức phụ trách bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri viết phiếu bầu trong buồng kín và bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Theo quy định tại Điều 23 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Điều 25 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì :
- Quyền bầu cử là một quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật, theo đó Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử.
Ai có quyền bầu cử? ai không có quyền bầu cử?
- Người không có quyền bầu cử là người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu cử.
Tuy nhiên, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cũng quy định người bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, người phải chấp hành hình phạt tù, người bị tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự nếu đến trước thời điểm bỏ phiếu 24 giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả tự do hoặc được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
Ngược lại, người có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị toà án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù, bị bắt tạm giam hoặc mất năng lực hành vi dân sự, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã xoá tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
Trong trường hợp người bị tâm thần nhưng không có điều kiện tổ chức khám và xác nhận của cơ quan y tế thì có được ghi tên vào danh sách cử tri hay không.
Những bệnh nhân tâm thần thường sống tự do trong nhân dân địa phương, vì mạng lưới y tế chuyên khoa chưa phát triển rộng khắp nên chưa khám và xác định được họ. Tuy nhiên, ở địa phương nếu không có điều kiện tổ chức khám xác nhận của cơ quan y tế mà gia đình cam kết và chính quyền địa phương xác nhận họ là người bị tâm thần thì họ bị coi là mất năng lực hàng vi dân sự và không được ghi tên vào danh sách cử tri.
Trong hợp người vừa câm, vừa điếc lại không biết chữ thì có được ghi tên vào danh sách cử tri hay không?
- Người vừa câm, vừa điếc không thuộc các trường hợp quy định không được ghi tên vào danh sách cử tri, do đó vẫn được ghi tên vào danh sách cử tri để tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu HĐND các cấp.
Về việc viết và bỏ phiếu, nếu họ không tự viết được phiếu bầu thì áp dụng theo quy định: cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Người bị kết án tù nhưng cho hưởng án treo có được ghi tên vào danh sách cử tri hay không?
Luật bầu cử đại biểu Quốc hội quy định người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
Như vậy, người bị kết án tù nhưng cho hưởng án treo, nếu không bị tước quyền bầu cử thì vẫn được ghi tên vào danh sách cử tri, được phát thẻ cử tri để tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội.
Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân
Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
Bầu cử là một thể chế dân chủ đã có từ lâu. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân tổ chức ra Nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước. Thông qua bầu cử, nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, để thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước; góp phần thiết lập ra bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội.
Cách thức bỏ phiếu bầu được pháp luật quy định như thế nào
Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì có thể nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu. Người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Nếu vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì cử tri có thể nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử cử người mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu.
Cách tính tuổi để thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của cử tri được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết số 1020/2011/UBTVQH12 ngày 14/2/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn một số điểm về việc tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 thì cách tính tuổi để thực hiện quyền bầu cử, ứng cử được thực hiện như sau:
- Tuổi để thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân được tính từ ngày, tháng, năm sinh ghi trong Giấy khai sinh đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (tức là đến ngày 22/5/2011). Trường hợp không có Giấy khai sinh thì căn cứ vào Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng minh nhân dân để tính tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử.
- Mỗi tuổi tròn được tính từ ngày, tháng, năm sinh dương lịch của năm trước đến ngày, tháng, năm sinh dương lịch của năm sau.
(Tính tuổi đủ 18 tuổi trở lên, lấy mốc sinh từ ngày 22 tháng 5 năm 1993 trở về trước).
- Trường hợp không xác định được ngày sinh thì lấy ngày 01 của tháng sinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử. Trường hợp không xác định được ngày và tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử.
Các tiêu chuẩn Đại biểu Quốc hội
Theo Điều 3 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội thì đại biểu Quốc hội phải có những tiêu chuẩn sau
1. Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liên chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật
3. Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước;
4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có những tiêu chuẩn gì?
Theo Điều 3 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì đại biểu Hội đồng nhân dân phải có những tiêu chuẩn sau
1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và xây dựng, phát triển địa phương;
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành pháp luật, tích cực đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các hành vi vi phạm pháp luật khác, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
3. Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân, có khả năng tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật; am hiểu tình hình kinh tế - xã hội để tham gia quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương;
4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Người nào không có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội?
Theo Điều 29 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội thì những người sau đây không được ứng cử đại biểu Quốc hội:
1. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự;
2. Người đang bị khởi tố về hình sự;
3. Người đang phải chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án;
4. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Toà án nhưng chưa được xóa án;
5. Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính về giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc đang bị quản chế hành chính.
Những người đã có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội mà đến thời điểm bắt đầu bầu cử mà bị khởi tố về hình sự, bị bắt giữ vì phạm tội quả tang hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì Hội đồng bầu cử xóa tên trong danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Người nào không có quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân?
Theo quy định tại Điều 31 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì những người sau đây không được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân:
1. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự;
2. Người đang bị khởi tố về hình sự;
3. Người đang phải chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án;
4. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích;
5. Người đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính về giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc đang bị quản chế hành chính.
Những người đã có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân mà đến thời điểm bắt đầu bầu cử mà bị khởi tố về hình sự, bị bắt giữ vì phạm tội quả tang hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì Ủy ban bầu cử xóa tên người đó trong danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân và thông báo cho cử tri biết.
Một người có thể đồng thời là đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Quốc hội không?
Quốc hội và Hội đồng nhân dân đều là cơ quan dân cử. Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.
Theo quy định của Điều 4 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì một người chỉ được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân không quá hai cấp.
Như vậy: Theo quy định trên nếu một người đang là đại biểu Quốc hội thì chỉ được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân ở một cấp mà thôi.
Ngày bầu cử được quy định như thế nào? Cơ quan nào có quyền quyết định việc hoãn ngày bầu cử?
Theo Nghị quyết số 1018/NQ-UBTVQH12 ngày 21/01/2011, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 được tiến hành vào ngày Chủ nhật, 22 tháng 5 năm 2011.
Trường hợp đặc biệt cần hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm hơn ngày quy định thì Tổ bầu cử phải kịp thời báo cáo Ban bầu cử để đề nghị Ủy ban bầu cử trình Hội đồng bầu cử xem xét, quyết định.
Về thời gian bỏ phiếu được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 57 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội thì việc bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối.
Tùy tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá mười giờ đêm.
Danh sách cử tri do ai lập? Việc niêm yết danh sách cử tri được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 24 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội thì:
Danh sách cử tri do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập theo khu vực bỏ phiếu.
Danh sách cử tri trong đơn vị vũ trang nhân dân do Chỉ huy đơn vị lập theo khu vực bỏ phiếu. Quân nhân có hộ khẩu thường trú ở địa phương gần khu vực đóng quân có thể được Chỉ huy đơn vị cấp giấy chứng nhận để được ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu ở địa phương đó. Khi cấp giấy chứng nhận, Chỉ huy đơn vị phải ghi ngay vào danh sách bên cạnh tên người đó "Bỏ phiếu ở nơi cư trú".
Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri nơi mình cư trú, tuyệt đối không để sót cử tri, tránh trùng lặp cử tri, không đưa vào danh sách cử tri đối với những người không có quyền bầu cử.
Danh sách cử tri phải ghi đầy đủ họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh và nơi cư trú theo quy định
Việc niêm yết danh sách cử tri được quy định tại Điều 25 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội theo đó chậm nhất là 35 ngày trước ngày bầu cử, cơ quan lập danh sách cử tri niêm yết danh sách đó tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và tại những nơi công cộng của khu vực bỏ phiếu, đồng thời thông báo rộng rãi danh sách cử tri và việc niêm yết để nhân dân kiểm tra.
Khi danh sách cử tri đã niêm yết, nhưng cử tri vì lý do chính đáng không thể thực hiện quyền bầu cử tại nơi cư trú thì phải làm thế nào?
Kể từ ngày niêm yết danh sách cử tri cho đến ngày bỏ phiếu, cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ thuộc đơn vị vũ trang nhân dân đang đi công tác và những người di cư tự do, đi lao động, làm việc, đi thăm người thân, đi du lịch ở nơi nào thì xuất trình với Uỷ ban nhân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi mới đến Thẻ cử tri hoặc Giấy chứng nhận "Đi bỏ phiếu nơi khác" do Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc do chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân cấp để được ghi tên bổ sung vào danh sách cử tri, tham gia bỏ phiếu ở nơi đó và được tính vào tổng số cử tri ở nơi mới đến.
Nếu họ chưa có Thẻ cử tri, Giấy chứng nhận "Đi bỏ phiếu nơi khác" thì Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi mới đến yêu cầu những người này liên hệ với Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc chỉ huy đơn vị nơi lập danh sách cử tri trước ngày niêm yết danh sách cử tri để nhận Thẻ cử tri hoặc Giấy chứng nhận "Đi bỏ phiếu nơi khác" để được bầu cử ở nơi mới đến.
- Trong thời hạn lập danh sách cử tri, những người có giấy chứng nhận chuyển đi của cơ quan có thẩm quyền ở nơi cư trú cũ thì được ghi tên vào danh sách cử tri tại nơi cư trú mới để tham gia bầu cử , cụ thể như sau:
Thay đổi nơi cư trú trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp huyện được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện, tỉnh, và Quốc hội;
Thay đổi nơi thường trú trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp tỉnh thì được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu HĐND cấp tỉnh và đại biểu Quốc Hội;
Thay đổi nơi thường trú trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp tỉnh khác thì được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc Hội.
Trình tự, thủ tục giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị về danh sách cử tri được thực hiện như sau (1):
Khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu thấy có sai sót thì trong thời hạn hai mươi lăm (25) ngày, kể từ ngày niêm yết, mọi người có quyền khiếu nại bằng miệng hoặc bằng văn bản với cơ quan lập danh sách cử tri. Cơ quan lập danh sách cử tri phải ghi vào sổ những khiếu nại đó. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại cơ quan lập danh sách cử tri phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết kết quả giải quyết.
Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý về kết quả giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân cấp huyện. Trong thời hạn năm ngày kể từ ngày nhận được khiếu kiện, Toà án nhân dân phải giải quyết xong. Quyết định của Toà án nhân dân là quyết định cuối cùng.
Về Thẻ cử tri Luật Bầu cử quy định như thế nào ?
Điều 19 Nghị quyết số 1020/2011/UBTVQH12 ngày 14/2/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn một số điểm về việc tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 có quy định:
Người đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì được phát Thẻ cử tri.
Thẻ cử tri của công dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú ký tên và đóng dấu; đối với những nơi không có đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn thì do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ký tên và đóng dấu.
Thẻ cử tri của công dân ở đơn vị vũ trang nhân dân do chỉ huy đơn vị ký tên và đóng dấu.
Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu "Đã bỏ phiếu" vào thẻ cử tri.
Mẫu số 11/BCĐBQH và BCĐBHĐND
Đã Bỏ PHIếU
. Phiếu như thế nào là phiếu hợp lệ?
Theo quy định tại Điều 22 Nghị quyết số 1020/2011/UBTVQH12 ngày 14/2/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn một số điểm về việc tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 thì những phiếu sau đây là phiếu hợp lệ:
1. Phiếu bầu theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát, có dấu của Tổ bầu cử;
2. Phiếu bầu đủ hoặc ít hơn số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu;
3. Phiếu bầu gạch tên ứng cử viên không được tín nhiệm bằng cách gạch chéo, gạch xiên, gạch dọc hoặc gạch ngang, nhưng phải gạch hết họ và tên.
. Phiếu như thế nào là không hợp lệ?
Theo quy định tại Điều 65 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Điều 56 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì những phiếu sau đây là những phiếu không hợp lệ:
1. Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát;
2. Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử;
3. Phiếu để số người được bầu quá số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu;
4. Phiếu gạch xoá hết tên những người ứng cử;
5. Phiếu có ghi tên người ngoài danh sách ứng cử, phiếu có viết thêm.
Nguyên tắc xác định người trúng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp được quy định như thế nào
Nguyên tắc xác định người trúng cử là người có đủ hai điều kiện như sau:
- Có số phiếu bầu đạt quá nửa tổng số phiếu hợp lệ;
- Được nhiều phiếu hơn.
Chú ý: Trong trường hợp nhiều người được số phiếu bằng nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.
Xin cảm ơn các đồng chí đã chú ý lắng nghe một số nội dung của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nghiệp kỳ 2011-2016.
Xin chúc sức khỏe các đồng chí
Chúc cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 thành công tốt đẹp.
Xin cảm ơn
Người thực hiện
Nguyễn Vinh Quang
Công chức Tư pháp – Hộ tịch xã Minh Hợp
LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 có mục đích, ý nghĩa gì?
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 là sự kiện chính trị lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước, được tổ chức trong thời điểm có nhiều thuận lợi, cả nước đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, với những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Cuộc bầu cử lần này là đợt vận động và sinh hoạt dân chủ sâu rộng của nhân dân cả nước để bầu ra những người đại biểu ưu tú, đại diện cho nhân dân tại Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; bầu ra các đại biểu HĐND đại diện cho nhân dân các địa phương trong các nước – cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương trong nhiệm kỳ 2011-2016.
Kết quả bầu đại biểu Quốc hội khóa 12
Trong tổng số 876 ứng cử viên, cử tri đã lựa chọn được 493 người là đại biểu Quốc hội khóa XII, trong đó có 153 đại biểu do Trung ương giới thiệu. Đại biểu Quốc hội cao tuổi nhất đã 80 tuổi, đại biểu ít tuổi nhất là 24 tuổi. Trong tổng số các đại biểu Quốc hội có 245 đại biểu lần đầu tham gia Quốc hội, 138 người tái cử và 1 người ứng cử.
Có 164 đại biểu có trình độ trên đại học, 309 đại biểu có trình độ đại học. Đại biểu là người dân tộc thiểu số có 87 người; Phụ nữ: 127 người; Ngoài đảng: 43 người; Trẻ tuổi: 68 người.
Về dự kiến cơ cấu đại biểu Quốc hội khóa XIII
Dự kiến phân bổ số lượng, cơ cấu đại biểu Quốc hội
Tổng số đại biểu QH khóa 13: là 500 đại biểu. Số đại biểu Quốc hội Trung ương: 183 (36,6%), địa phuơng: 317 đại biểu (63,4%).
Phân bổ:
A. Khối cơ quan Đảng: 34 đại biểu
- Trung ương (trong đó có báo Nhân dân): 11 đại biểu
- Địa phương (Bí thư, thành ủy): 23 đại biểu
B. Khối Nhà nước:
Quốc hội và HĐND: 196 đại biểu = 39,2%
- Đại biểu chuyên trách ở các cơ quan QH: 100 đại biểu = 20% (trong đó Kiểm toán Nhà nước 1 đại biểu).
- Đại biểu chuyên trách ở đoàn ĐBQH: 65 đại biểu = 13%
- HĐND: 31 đại biểu = 6,2%.
2. Cơ quan Chủ tịch nước: 3 đại biểu = 6,2%
3. Chính phủ và UBND: 29 đại biểu= 5,8%
- Trung ương 20 đại biểu = 4% (trong đó công an, quân đội, TTXVN, Đài truyền hình VN, Đài tiếng nói VN mỗi nơi 1 đại biểu).
Địa phương: 9 đại biểu = 1,8% (UBND)
4. Lực lượng vũ trang:
- Quân đội: 32 đại biểu = 6,4% trong đó trung ương 14 (2,8%), địa phương 18 (3,6%).
- Công an: 14 đại biểu = 2,8% trong đó trung ương 2 (0,4%), địa phương: 12 (2,4%).
5. Cơ quan khối tư pháp: 17 đại biểu = 3,4%.
C. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên: 82 đại biểu = 16,4%.
Trong đó trung ương 31, địa phương 51 đại biểu.
Còn lại, cơ cấu hướng dẫn do các địa phương tự phân bổ: 93 đại biểu (18,6%), bao gồm các lĩnh vực: Khoa học - công nghệ, giáo dục, văn hóa - nghệ thuật, lao động, thương binh - xã hội, y tế, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân...
Về cơ cấu kết hợp (gồm cả đại biểu trung ương và địa phương):
- Đại biểu là người dân tộc thiểu số: 90 đại biểu = 18%
- Đại biểu là phụ nữ: 150 đại biểu = 30%
- Đại biểu là người ngoài Đảng (các địa phương căn cứ tình hình để có cơ cấu thích hợp): khoảng 10 - 15%
- Đại biểu trẻ tuổi (dưới 40) khoảng 70 người = 14 %
- Đại biểu khóa XII tái cử khoảng 160 đại biểu = 32%.
Nguồn: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được quy định như thế nào
Theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được quy định như sau:
1. Xã, thị trấn miền xuôi có từ bốn nghìn người trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu, có trên bốn nghìn người thì cứ thêm hai nghìn người được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;
2. Xã, thị trấn miền núi và hải đảo có từ ba nghìn người trở xuống đến hai nghìn người được bầu hai mươi lăm đại biểu, có trên ba nghìn người thì cứ thêm một nghìn người được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu; xã, thị trấn có dưới hai nghìn người trở xuống đến một nghìn người được bầu mười chín đại biểu; xã, thị trấn có dưới một nghìn người được bầu mười lăm đại biểu;
3. Phường có từ tám nghìn người trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu, có trên tám nghìn người thì cứ thêm bốn nghìn người được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu
Tổ bầu cử được thành lập khi nào? Thành phần, số lượng thành viên Tổ bầu cử được quy định như sau
Chậm nhất là ba mươi lăm ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử để thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Tổ bầu cử có từ mười một đến hai mươi mốt người gồm Tổ trưởng, Tổ phó, Thư ký và các ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tập thể cử tri ở địa phương.
Nhiệm vụ của tổ bầu cử như sau:
- Phụ trách công tác bầu cử trong khu vực bỏ phiếu;
- Bố trí phòng bỏ phiếu, chuẩn bị hòm phiếu;
- Nhận tài liệu và phiếu bầu từ Ban bầu cử; phát thẻ cử tri, phiếu bầu có đóng dấu của Tổ bầu cử cho cử tri;
- Thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu trong thời hạn mười ngày trước ngày bầu cử;
- Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh nội quy phòng bỏ phiếu;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử do mình phụ trách;
- Kiểm phiếu và làm biên bản kết quả kiểm phiếu để gửi đến Ban bầu cử;
- Giao biên bản kết quả kiểm phiếu và toàn bộ phiếu bầu cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo quy định của các tổ chức phụ trách bầu cử cấp trên;
- Tổ chức thực hiện việc bầu cử lại, bầu cử thêm
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp được tiến hành theo 4 nguyên tắc:
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp ở nước ta được tiến hành theo nguyên tắc PHỔ THÔNG, BÌNH ĐẲNG, TRỰC TIẾP VÀ BỎ PHIẾU KÍN.
Các nguyên tắc này thể hiện tính chặt chẽ, thống nhất và xuyên suốt trong toàn bộ quá trình tiến hành bầu cử, bảo đảm cho cuộc bầu cử khách quan, dân chủ, thể hiện đúng nguyện vọng của cử tri khi lựa chọn. Nguyên tắc bầu cử yêu cầu phải quy định rõ quyền và trách nhiệm của cử tri trong bầu cử, trách nhiệm của Nhà nước phải bảo đảm các quy định về bầu cử.
Nguyên tắc phổ thông trong bầu cử là
Nguyên tắc phổ thông thể hiện tính toàn dân và toàn diện trong bầu cử, bảo đảm để mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền tham gia bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc bình đẳng
Là nhằm bảo đảm để mọi công dân đều có cơ hội ngang nhau khi tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào. Theo nguyên tắc này thì mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở một nơi cư trú và mỗi cử tri chỉ được bỏ một phiếu bầu.
Nguyên tắc trực tiếp: có nghĩa là công dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình thông qua lá phiếu bầu bằng việc tự mình đi bầu cử và tự mình bỏ lá phiếu vào hòm phiếu chứ không được nhờ người khác bầu hộ, bầu thay mình.
Nguyên tắc bỏ phiếu kín: là nhằm bảo đảm tính khách quan trong việc lựa chọn của cử tri.
Theo nguyên tắc này, cử tri bầu ai hoặc không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Khi cử tri viết phiếu bầu không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên của các tổ chức phụ trách bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri viết phiếu bầu trong buồng kín và bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Theo quy định tại Điều 23 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Điều 25 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì :
- Quyền bầu cử là một quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật, theo đó Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử.
Ai có quyền bầu cử? ai không có quyền bầu cử?
- Người không có quyền bầu cử là người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu cử.
Tuy nhiên, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cũng quy định người bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, người phải chấp hành hình phạt tù, người bị tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự nếu đến trước thời điểm bỏ phiếu 24 giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả tự do hoặc được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
Ngược lại, người có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị toà án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù, bị bắt tạm giam hoặc mất năng lực hành vi dân sự, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã xoá tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
Trong trường hợp người bị tâm thần nhưng không có điều kiện tổ chức khám và xác nhận của cơ quan y tế thì có được ghi tên vào danh sách cử tri hay không.
Những bệnh nhân tâm thần thường sống tự do trong nhân dân địa phương, vì mạng lưới y tế chuyên khoa chưa phát triển rộng khắp nên chưa khám và xác định được họ. Tuy nhiên, ở địa phương nếu không có điều kiện tổ chức khám xác nhận của cơ quan y tế mà gia đình cam kết và chính quyền địa phương xác nhận họ là người bị tâm thần thì họ bị coi là mất năng lực hàng vi dân sự và không được ghi tên vào danh sách cử tri.
Trong hợp người vừa câm, vừa điếc lại không biết chữ thì có được ghi tên vào danh sách cử tri hay không?
- Người vừa câm, vừa điếc không thuộc các trường hợp quy định không được ghi tên vào danh sách cử tri, do đó vẫn được ghi tên vào danh sách cử tri để tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu HĐND các cấp.
Về việc viết và bỏ phiếu, nếu họ không tự viết được phiếu bầu thì áp dụng theo quy định: cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Người bị kết án tù nhưng cho hưởng án treo có được ghi tên vào danh sách cử tri hay không?
Luật bầu cử đại biểu Quốc hội quy định người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
Như vậy, người bị kết án tù nhưng cho hưởng án treo, nếu không bị tước quyền bầu cử thì vẫn được ghi tên vào danh sách cử tri, được phát thẻ cử tri để tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội.
Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân
Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
Bầu cử là một thể chế dân chủ đã có từ lâu. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân tổ chức ra Nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước. Thông qua bầu cử, nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, để thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước; góp phần thiết lập ra bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội.
Cách thức bỏ phiếu bầu được pháp luật quy định như thế nào
Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì có thể nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu. Người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Nếu vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì cử tri có thể nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử cử người mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu.
Cách tính tuổi để thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của cử tri được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết số 1020/2011/UBTVQH12 ngày 14/2/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn một số điểm về việc tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 thì cách tính tuổi để thực hiện quyền bầu cử, ứng cử được thực hiện như sau:
- Tuổi để thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân được tính từ ngày, tháng, năm sinh ghi trong Giấy khai sinh đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (tức là đến ngày 22/5/2011). Trường hợp không có Giấy khai sinh thì căn cứ vào Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng minh nhân dân để tính tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử.
- Mỗi tuổi tròn được tính từ ngày, tháng, năm sinh dương lịch của năm trước đến ngày, tháng, năm sinh dương lịch của năm sau.
(Tính tuổi đủ 18 tuổi trở lên, lấy mốc sinh từ ngày 22 tháng 5 năm 1993 trở về trước).
- Trường hợp không xác định được ngày sinh thì lấy ngày 01 của tháng sinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử. Trường hợp không xác định được ngày và tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử.
Các tiêu chuẩn Đại biểu Quốc hội
Theo Điều 3 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội thì đại biểu Quốc hội phải có những tiêu chuẩn sau
1. Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liên chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật
3. Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước;
4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có những tiêu chuẩn gì?
Theo Điều 3 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì đại biểu Hội đồng nhân dân phải có những tiêu chuẩn sau
1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và xây dựng, phát triển địa phương;
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành pháp luật, tích cực đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các hành vi vi phạm pháp luật khác, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
3. Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân, có khả năng tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật; am hiểu tình hình kinh tế - xã hội để tham gia quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương;
4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Người nào không có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội?
Theo Điều 29 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội thì những người sau đây không được ứng cử đại biểu Quốc hội:
1. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự;
2. Người đang bị khởi tố về hình sự;
3. Người đang phải chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án;
4. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Toà án nhưng chưa được xóa án;
5. Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính về giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc đang bị quản chế hành chính.
Những người đã có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội mà đến thời điểm bắt đầu bầu cử mà bị khởi tố về hình sự, bị bắt giữ vì phạm tội quả tang hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì Hội đồng bầu cử xóa tên trong danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Người nào không có quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân?
Theo quy định tại Điều 31 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì những người sau đây không được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân:
1. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự;
2. Người đang bị khởi tố về hình sự;
3. Người đang phải chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án;
4. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích;
5. Người đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính về giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc đang bị quản chế hành chính.
Những người đã có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân mà đến thời điểm bắt đầu bầu cử mà bị khởi tố về hình sự, bị bắt giữ vì phạm tội quả tang hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì Ủy ban bầu cử xóa tên người đó trong danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân và thông báo cho cử tri biết.
Một người có thể đồng thời là đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Quốc hội không?
Quốc hội và Hội đồng nhân dân đều là cơ quan dân cử. Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.
Theo quy định của Điều 4 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì một người chỉ được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân không quá hai cấp.
Như vậy: Theo quy định trên nếu một người đang là đại biểu Quốc hội thì chỉ được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân ở một cấp mà thôi.
Ngày bầu cử được quy định như thế nào? Cơ quan nào có quyền quyết định việc hoãn ngày bầu cử?
Theo Nghị quyết số 1018/NQ-UBTVQH12 ngày 21/01/2011, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 được tiến hành vào ngày Chủ nhật, 22 tháng 5 năm 2011.
Trường hợp đặc biệt cần hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm hơn ngày quy định thì Tổ bầu cử phải kịp thời báo cáo Ban bầu cử để đề nghị Ủy ban bầu cử trình Hội đồng bầu cử xem xét, quyết định.
Về thời gian bỏ phiếu được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 57 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội thì việc bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối.
Tùy tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá mười giờ đêm.
Danh sách cử tri do ai lập? Việc niêm yết danh sách cử tri được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 24 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội thì:
Danh sách cử tri do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập theo khu vực bỏ phiếu.
Danh sách cử tri trong đơn vị vũ trang nhân dân do Chỉ huy đơn vị lập theo khu vực bỏ phiếu. Quân nhân có hộ khẩu thường trú ở địa phương gần khu vực đóng quân có thể được Chỉ huy đơn vị cấp giấy chứng nhận để được ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu ở địa phương đó. Khi cấp giấy chứng nhận, Chỉ huy đơn vị phải ghi ngay vào danh sách bên cạnh tên người đó "Bỏ phiếu ở nơi cư trú".
Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri nơi mình cư trú, tuyệt đối không để sót cử tri, tránh trùng lặp cử tri, không đưa vào danh sách cử tri đối với những người không có quyền bầu cử.
Danh sách cử tri phải ghi đầy đủ họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh và nơi cư trú theo quy định
Việc niêm yết danh sách cử tri được quy định tại Điều 25 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội theo đó chậm nhất là 35 ngày trước ngày bầu cử, cơ quan lập danh sách cử tri niêm yết danh sách đó tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và tại những nơi công cộng của khu vực bỏ phiếu, đồng thời thông báo rộng rãi danh sách cử tri và việc niêm yết để nhân dân kiểm tra.
Khi danh sách cử tri đã niêm yết, nhưng cử tri vì lý do chính đáng không thể thực hiện quyền bầu cử tại nơi cư trú thì phải làm thế nào?
Kể từ ngày niêm yết danh sách cử tri cho đến ngày bỏ phiếu, cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ thuộc đơn vị vũ trang nhân dân đang đi công tác và những người di cư tự do, đi lao động, làm việc, đi thăm người thân, đi du lịch ở nơi nào thì xuất trình với Uỷ ban nhân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi mới đến Thẻ cử tri hoặc Giấy chứng nhận "Đi bỏ phiếu nơi khác" do Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc do chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân cấp để được ghi tên bổ sung vào danh sách cử tri, tham gia bỏ phiếu ở nơi đó và được tính vào tổng số cử tri ở nơi mới đến.
Nếu họ chưa có Thẻ cử tri, Giấy chứng nhận "Đi bỏ phiếu nơi khác" thì Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi mới đến yêu cầu những người này liên hệ với Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc chỉ huy đơn vị nơi lập danh sách cử tri trước ngày niêm yết danh sách cử tri để nhận Thẻ cử tri hoặc Giấy chứng nhận "Đi bỏ phiếu nơi khác" để được bầu cử ở nơi mới đến.
- Trong thời hạn lập danh sách cử tri, những người có giấy chứng nhận chuyển đi của cơ quan có thẩm quyền ở nơi cư trú cũ thì được ghi tên vào danh sách cử tri tại nơi cư trú mới để tham gia bầu cử , cụ thể như sau:
Thay đổi nơi cư trú trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp huyện được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện, tỉnh, và Quốc hội;
Thay đổi nơi thường trú trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp tỉnh thì được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu HĐND cấp tỉnh và đại biểu Quốc Hội;
Thay đổi nơi thường trú trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp tỉnh khác thì được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc Hội.
Trình tự, thủ tục giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị về danh sách cử tri được thực hiện như sau (1):
Khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu thấy có sai sót thì trong thời hạn hai mươi lăm (25) ngày, kể từ ngày niêm yết, mọi người có quyền khiếu nại bằng miệng hoặc bằng văn bản với cơ quan lập danh sách cử tri. Cơ quan lập danh sách cử tri phải ghi vào sổ những khiếu nại đó. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại cơ quan lập danh sách cử tri phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết kết quả giải quyết.
Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý về kết quả giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân cấp huyện. Trong thời hạn năm ngày kể từ ngày nhận được khiếu kiện, Toà án nhân dân phải giải quyết xong. Quyết định của Toà án nhân dân là quyết định cuối cùng.
Về Thẻ cử tri Luật Bầu cử quy định như thế nào ?
Điều 19 Nghị quyết số 1020/2011/UBTVQH12 ngày 14/2/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn một số điểm về việc tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 có quy định:
Người đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì được phát Thẻ cử tri.
Thẻ cử tri của công dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú ký tên và đóng dấu; đối với những nơi không có đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn thì do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ký tên và đóng dấu.
Thẻ cử tri của công dân ở đơn vị vũ trang nhân dân do chỉ huy đơn vị ký tên và đóng dấu.
Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu "Đã bỏ phiếu" vào thẻ cử tri.
Mẫu số 11/BCĐBQH và BCĐBHĐND
Đã Bỏ PHIếU
. Phiếu như thế nào là phiếu hợp lệ?
Theo quy định tại Điều 22 Nghị quyết số 1020/2011/UBTVQH12 ngày 14/2/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn một số điểm về việc tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 thì những phiếu sau đây là phiếu hợp lệ:
1. Phiếu bầu theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát, có dấu của Tổ bầu cử;
2. Phiếu bầu đủ hoặc ít hơn số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu;
3. Phiếu bầu gạch tên ứng cử viên không được tín nhiệm bằng cách gạch chéo, gạch xiên, gạch dọc hoặc gạch ngang, nhưng phải gạch hết họ và tên.
. Phiếu như thế nào là không hợp lệ?
Theo quy định tại Điều 65 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Điều 56 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì những phiếu sau đây là những phiếu không hợp lệ:
1. Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát;
2. Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử;
3. Phiếu để số người được bầu quá số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu;
4. Phiếu gạch xoá hết tên những người ứng cử;
5. Phiếu có ghi tên người ngoài danh sách ứng cử, phiếu có viết thêm.
Nguyên tắc xác định người trúng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp được quy định như thế nào
Nguyên tắc xác định người trúng cử là người có đủ hai điều kiện như sau:
- Có số phiếu bầu đạt quá nửa tổng số phiếu hợp lệ;
- Được nhiều phiếu hơn.
Chú ý: Trong trường hợp nhiều người được số phiếu bằng nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.
Xin cảm ơn các đồng chí đã chú ý lắng nghe một số nội dung của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nghiệp kỳ 2011-2016.
Xin chúc sức khỏe các đồng chí
Chúc cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 thành công tốt đẹp.
Xin cảm ơn
Người thực hiện
Nguyễn Vinh Quang
Công chức Tư pháp – Hộ tịch xã Minh Hợp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Vinh Quang
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)