Giới Động Vật

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Toàn | Ngày 04/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Giới Động Vật thuộc Tập đọc 3

Nội dung tài liệu:

II ĐỘNG VẬT

Hoạt động 1:
TÌM HiỂU KHÁI QUÁT VỀ GiỚI ĐỘNG VẬT
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SÓC TRĂNG
NHÓM 2
Bao gồm toàn bộ giới động vật và một phần trong giới động vật nguyên sinh. Chúng gồm những tế bào nhân chuẩn, cơ thể đa bào.
Có khả năng vận động tích cực trong môi trường sống.
Hệ thần kinh phát triển đảm bảo cho chúng phản ứng nhanh, thích ứng cao với mọi biến đổi của môi trường.
Dinh dưỡng bằng hình thức dị dưỡng nhờ chất hữu cơ của các cơ thể khác.
1. Khái quát về giới động vật
1.1. Đặc điểm chung của giới động vật
Tổ tiên của động vật
Động vật nguyên sinh
Ruột khoang
Giun dẹp
Giun tròn
Thân mềm
Giun đốt
Da gai
Hàm tơ
Dây sống
Chân khớp
Động vật có xương sống: cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, có bộ xương trong, cột sống là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương sống với các ngành động vật không xương sống
* Các giới động vật
1.2.Khái quát về giới động vật
  Động vật nguyên sinh là những động vật có kích thước nhỏ, không nhìn thấy bằng mắt thường,cơ thể chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng khác nhau của cơ thể sống.Phần lớn sống dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hoặc tiêu giảm. Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.
          Hiện biết có khoảng 40000 loài. Các động vật nguyên sinh thường gặp là:
            - Trùng roi
            - Trùng biến hình và trùng giày
            - Trùng kiết lị và trùng sốt rét 
1.2.1 Động vật nguyên sinh (Protozoa)
- Ngành lớn của động vật không xương sống ở nước, chủ yếu ở biển. Là những động vật đa bào nguyên thuỷ nhất. Có 2 lá phôi, đối xứng toả tròn điển hình; thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, ở giữa là tầng trung giao. Có xoang vị với một lỗ đơn giản ở phía trên (miệng) để lấy thức ăn và thải bã, có vùng tua cảm giác bao quanh miệng, dùng bắt mồi và tự vệ nhờ có những tế bào lông châm. Có 2 kiểu cấu trúc cơ thể: kiểu polip sống cố định (các thuỷ tức đơn độc, huệ biển, san hô tập đoàn); kiểu thuỷ mẫu di động (sứa)
1.2.2.Ngành ruột khoang (Coelenterata)
- Ngành động vật không xương sống có tổ chức cơ thể thấp trong giới động vật, có đối xứng hai bên, có 3 lá phôi, chưa có thể xoang. Cơ thể dẹp, có dạng 2 túi lồng vào nhau có chung một lỗ miệng, phân hoá thành: đầu, lưng, bụng, đuôi. Di chuyển có định hướng. Hệ sinh dục lưỡng tính, có thêm tuyến phụ, ống dẫn và có thể có cơ quan giao cấu. Hệ thần kinh tập trung, chạy dọc hai bên. Bài tiết theo kiểu nguyên đơn thận. Có khoảng 7.500 loài. Chia thành 5 lớp: Sán tiêm mao, Sán đơn chủ, Sán song chủ, Cestodaria và sán dây
1.2.3. Ngành giun dep (Plantheminthes)
Ngành động vật không xương sống, có khoang cơ thể nguyên sinh, có ống tiêu hoá nhưng chưa có hệ tuần hoàn và hô hấp. Phần lớn các loài đơn tính, hệ sinh dục cấu tạo đơn giản, hệ thần kinh cấu tạo đặc trưng kiểu ortogon, hệ bài tiết có thể có hoặc không, hay là dạng biến đổi của tuyến da hoặc theo kiểu nguyên đơn thận.
Ngoài đặc điểm trên, GT còn có những đặc điểm riêng: tầng cuticun, lớn lên bằng lột xác, số lượng tế bào trong cơ thể tương đối ít, ổn định, phân cắt trứng xác định. Mỗi loài có chu kì sống riêng. Gồm các lớp: GT, Giun bụng lông, Giun cước, Trùng bánh xe, Giun đầu gai. Sống tự do trong đất, nước, kí sinh ở người, động vật, thực vật.
1.2.4. Ngành giun tròn( Nemathelminthes)
1.2.5 Ngành thân mềm(Mollusca)
- Ngành thân mềm: ngành động vật không xương sống, cơ thể đối xứng hai bên (về cơ bản), riêng nhóm Ốc có hiện tượng xoắn vặn cơ thể nên mất đối xứng; không có hiện tượng phân đốt rõ ràng, chỉ có một số nhóm có một số cơ quan sắp xếp theo kiểu phân đốt; xoang cơ thể thứ sinh gồm xoang bao tim, xoang sinh dục, giữa các cơ quan lấp đầy mô liên kết. Cơ thể chia ba phần: đầu, thân và chân, tổ chức cơ thể này biến đổi theo từng nhóm
1.2.6 Ngành giun đốt (Annelida)
Ngành giun đốt: có ba lá phôi, cơ thể đối xứng hai bên và phân đốt (rươi, giun đất, đỉa). Cơ thể mềm, dài, được bọc một lớp cuticun mỏng và đa số có tơ kitin phân bố theo đốt. Đốt là cơ quan vận chuyển.
Thành cơ thể gồm: lớp cơ vòng, cơ dọc và xoang cơ thể thứ sinh tách biệt ruột với thành cơ thể. Đặc điểm này cùng với sự phân đốt cơ thể làm cho con vật có khả năng vận chuyển tốt. Nhiều loài lưỡng tính. Ruột chạy từ miệng xuống hậu môn. Hệ tuần hoàn và thần kinh phát triển. Cơ quan bài tiết là hậu đơn thận.
Có khoảng 8400 loài, thuộc 4 lớp: Giun nhiều tơ ,Giun ít tơ, Đỉa và Giun đốt cổ
1.2.7. Ngành chân khớp (Arthropoda)
Là những động vật không có xương sống, có một bộ xương ngoài (bộ xương vĩnh viễn), một cơ thể chia đốt và những đốt phụ. Có hơn 1 triệu loài chân khớp được mô tả, khiến chúng chiếm trên 80% tất cả các sinh vật được tìm thấy.Chúng có kích thước từ rất nhỏ như sinh vật phù du cho đến chiều dài vài mét
- Các động vật ngành chân khớp có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người: làm nguồn thức ăn (tôm, cua), nguồn phân bón (sam, giáp xác nhỏ, vv.), giúp cho quá trình thụ phấn của cây trồng (bướm, ong), làm dược liệu quý (sản phẩm của ong), nguyên liệu cho công nghiệp (tằm dâu, cánh kiến), vv. Nhiều đại diện của CĐ là vật môi giới truyền nhiều loại bệnh nguy hiểm cho người và gia súc, cây trồng (ruồi, muỗi, vv.), gây tác hại trực tiếp cho cây trồng, vật nuôi (mòng, bọ xít, rầy).
1.2.8. Ngành da gai(Echinodermata)
- Ngành da gai: ngành động vật không xương sống, ở biển. Có miệng thứ sinh. Cơ thể cấu tạo theo kiểu đối xứng toả tròn bậc 5; có bộ xương đá vôi phát triển với các gai thò ra ngoài; xoang cơ thể thứ sinh gồm xoang chung và hệ thống ống dẫn nước và chân ống là cơ quan vận chuyển độc đáo của da gai; phát triển cá thể trải qua giai đoạn ấu trùng có đối xứng hai bên chứng tỏ da gai có quan hệ họ hàng với các nhóm động vật có dây sống.
- Ngành da gai hiện nay có khoảng 5.000 loài, 2 phân ngành:dạng trưởng thành sống bám như Huệ biển và các lớp đã tuyệt chủng,trưởng thành sống tự do, gồm 4 lớp còn tồn tại là Sao biển, Quả biển, Cầu gai, Hải sâm….
1.2.9. Ngành dây sống(Chordata)
Có dây sống chạy dọc lưng và tồn tại suốt đời ở các nhóm thấp.
Ống thần kinh chạy dọc lưng ở phía trên dây sống, lòng ống gọi là xoang thần kinh.
Trên thành hầu có nhiều mang. Nhóm ở nước khe mang tồn tại suốt đời còn nhóm ở cạn thì khe mang chỉ tồn tại ở giai đoạn phôi.
Đại diện Cá miệng tròn , Cá sụn, Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú.
2.Tầm quan trọng của động vật
Động vật là sinh vật tiêu thụ có mặt ở các khâu trong mạng lưới thức ăn, góp phần làm thay đổi sự cân bằng trong hệ sinh thái.
Mỗi quần thể động vật góp phần tạo ra sự cân bằng động của hệ sinh thái.
2.1. Đối với tự nhiên
2.2. Đối với con người
Động vật cung cấp nguyên liệu cho con người (thực phẩm, lông, da), hỗ trợ cho con người trong lao động, thể thao, giải trí, bảo vệ an ninh và làm vật thí nghiệm trong nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên đôi khi động vật cũng là tác nhân gây bệnh cho con người và các loài động vật khác.
BÀI THUYẾT TRÌNH ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT
CÁM ƠN MỌI NGƯỜI ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Toàn
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)