Giaoan.vatli8.PHUONGTRINHCANBANGNHIET

Chia sẻ bởi Lê Quốc Sơn | Ngày 25/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Giaoan.vatli8.PHUONGTRINHCANBANGNHIET thuộc Tin học 7

Nội dung tài liệu:


Tiết 30. PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT
Ngày soạn:
Ngày dạy:
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được 3 nội dung của nguyên lí truyền nhiệt.
- Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có 2 vật trao đổi nhiệt với nhau.
- Giải được các bài toán đơn giản về trao đổi nhiệt giữa 2 vật.
2. Kỹ năng:
- Biết vận dụng thành thạo công thức tính nhiệt lượng .
3. Thái độ:
- Cẩn thận tính toán.
- Trung thực, nghiêm túc trong học tập.
B. Phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- TN ( kết luận.
C. Chuẩn bị:
1. Các nhóm:
1 phích nước nóng, 1 bình chia độ hình trụ, 2 cốc thuỷ tinh, 1 nhiệt lượng kế (nếu có), 2 nhiệt kế.
2. GV: Giáo án, phương tiện và dụng cụ dạy học.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp 8
A
B
C
D

Sĩ số





Vắng






II. Kiểm tra bài cũ:
* Gọi HS 1:
Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào khi nóng lên. Giải thích rõ kí hiệu và đơn vị của từng đại lượng trong công thức?
* Gọi HS 2:
Tính nhiệt lượng truyền cho 500g nước để tăng nhiệt độ từ 13oC lên 20oC?. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4 190J/kg.K.
Giải: Nhiệt lượng truyền cho 500g nước để tăng nhiệt độ từ 13oC lên 20oC là: Q = m.c.(t2 – t1) = 0,5.4 190.(20 -13) = 14 665J
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
GV:Theo các em thấy trong thực tế như ở các thữa ruộng hay các kênh mương thì nước chảy từ chổ cao sang chổ thấp hay ngược lại?
HS: Cao ( thấp.
GV: Thế thì lúc nào nó không chãy nữa (ngừng chãy)?
HS: Khi mức nước bằng nhau.
GV: Thế thì nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ nào đến vật có nhiệt độ nào? Và khi nào nó không truyền nữa?
HS: Dự đoán.
2. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung






Hoạt động 1: Nguyên lý truyền nhiệt.
GV:
- Thông báo 3 nội dung của nguyên lý truyền nhiệt như phần thông báo SGK.
- Cho HS lại phát biểu nguyên lý truyền nhiệt.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ 3 nội dung của nguyên lý truyền nhiệt.
I. Nguyên lý truyền nhiệt.
1. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
2. Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của 2 vật bằng nhau thì dừng lại.
3. Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.



Hoạt động 2: Phương trình cân bằng nhiệt.
GV:
- Hướng dẫn HS dựa vào nội dung thứ 3 của nguyên lý truyền nhiệt, viết phương trình cân bằng nhiệt.
- Nhắc lại hoặc cho HS nêu lại công thức tính nhiệt lượng của vật thu vào khi tăng nhiệt độ.
- Yêu cầu HS viết công thức tính nhiệt lượng mà vật toả ra khi giảm nhiệt độ.
HS:
- Có thể dựa vào sách để nêu được công thức tính nhiệt lượng của vật toả ra khi giảm nhiệt độ.
- So sánh được 2 công thức này.
GV: Dựa vào phương trình cân bằng nhiệt được biết ở trên các em hãy thiết lâp mối quan hệ giữa các đại lượng trong nhiệt lượng toả ra và nhiệt lượng thu vào.
HS:
- Thiết lập công thức.
- Giải thích kí hiệu và ghi rỏ đơn vị từng đại lượng trong công thức.
- Ghi công thức vào vở.
 II. Phương trình cân bằng nhiệt.




Phương trình cân bằng nhiệt:
Qtoả ra = Q thu vào



Q = m.c.∆t, trong đó ∆t = t2 – t1 với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối trong quá trình truyền nhiệt.







Q = m.c.∆t, trong đó ∆t = t1 – t2 với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối trong quá trình truyền nhiệt.




Khi có 2 vật toả nhiệt và thu nhiệt:
Vật toả nhiệt Vật thu nhiệt
Khối lượng m1 ( kg ) m2 ( kg )
Nhiệt độ ban đầu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Quốc Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)