Giáo trình tin học trẻ

Chia sẻ bởi Thpt Chuyên Vị Thanh | Ngày 16/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: Giáo trình tin học trẻ thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Chương 1
CÁC THUẬT TOÁN CƠ BẢN TRONG XỬ LÍ MẢNG
+ Phần cơ sở: là các công cụ và phương pháp được dùng xuyên suốt cho tất cả các chương sau của phần này. Nó gồm một phần bàn luận ngắn về Pascal, theo sau là giới thiệu về các cấu trúc dữ liệu cơ bản gồm mảng, xâu liên kết, ngăn xếp, hàng đợi và cây. Chúng ta sẽ bàn luận về công dụng thực tiễn đệ quy và bắt đầu hướng tới việc phân tích và tiếp cận thực toán.
+ Sắp xếp: Các phương pháp sắp xếp sẽ được phát triển, được mô tả, được so sánh với nhau. Các thuật toán cho nhiều vấn đề có liên quan sẽ được xem xét gồm có hàng đợi ưu tiên, phép chọn và phép trộn. Một vài nền tảng trong số này được dùng như là nền tảng cho các thuật toán khác tiếp sau trong phần này.
+ Xử lý chuỗi: gồm một loạt các phương pháp để phân tích câu. Các ky thuật nén tập và mật mã cũng sẽ được khảo sát. Cũng vậy, một giới thiệu về các chủ đề nâng cao cùng được cung cấp qua việc xem xét một vài bài toán cơ bản quan trọng trong phạm vi của chúng.
+ Hình học: là một sự tập hợp có chọn lọc các phương pháp để giải quyết các bài toán liên quan đến điểm và đường ( và các đối tượng hình học đơn giản khác ). Chúng ta sẽ xem xét các thuật toán để tìm bao lồi của một tập điểm, phần giao của các đối tượng, để giải bài toán điểm gần nhất, tìm kiếm nhiều chiều ...
+ Đồ thị: Một chiến lược tổng quát để tìm kiếm trên các đồ thị sẽ được phát triển và được áp dụng cho các bài toán liên thông cơ bản, gồm có đường đi ngắn nhất, cây liên thông tối thiểu, mạng và so khớp. Một sự xem xét thống nhất đối với các thuật toán này chứng tỏ rằng tất cả đều dựa vào một thủ tục và thủ tục này phụ thuộc vào một cấu trúc dữ liệu cơ bản đã phát triển trước đó.
+ Các thuật toán toán học: gồm các phương pháp cơ bản từ số học và các số nguyên, đa thức, và ma trận cũng như các thuật toán để giải quyết cac vấn đề toán học mà nó phát sinh trong nhiều ngữ cảnh : việc tạo số ngẫu nhiên, lỡi giải của các chương trình đồng thời, xấp xỉ dữ liệu, và lấy tích phân. Sự nhấn mạnh thiên về các khía cạnh thuật toán của phương pháp, chứ không phải trên nền tảng của toán học
+ Các chủ đề cao cấp: được thảo luận nhằm mục đích liên hệ các chủ đề trong tập sách này với nhiều lĩnh vực nghiên cứu cao cấp khác. Phần cứng chuyên dụng, quy hoạch động, quy hoạch tuyến tính, tìm kiếm- vét cạn ...
I. Sắp xếp:
1. Khái niệm:
a) Sắp xếp là một quá trình tổ chức lại một dãy các dữ liệu theo một trật tự nhất định.
b) Mục đích của việc sắp xếp là nhằm giúp cho việc tìm kiếm dữ liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng. Sắp xếp là một việc làm hết sức cơ bản và được dùng rộng rãi trong các kĩ thuật lập trình nhằm sử lý dữ liệu.
c) Các giải thuật sắp xếp được phân chia thành hai nhóm chính là:
- Sắp xếp trong (hay sắp xếp mảng).
Toàn bộ cơ sở dữ liệu cần sắp xếp phải được đưa vào bộ nhớ chính của máy tính. Do đó nó thường được sử dụng khi khối lượng dữ liệu không vượt quá dung lượng bộ nhớ chính.
Nhóm sắp xếp trong bao gồm các phương pháp :
* Phương pháp đếm.
* Phương pháp chèn.
* Phương pháp chọn.
* Phương pháp đổi chổ.
* Phương pháp trộn.
- Sắp xếp ngoài (hay sắp xếp tập tin).
Vận dụng trong trường hợp ta phải sắp xếp các tập tin chứa nhiều mẫu tin và mỗi mẫu tin có chiều dài tương đối lớn do đó ta không thể nạp toàn bộ vào bộ nhớ chính để sắp xếp thứ tự. Vì vậy ta phải có những phương pháp thích hợp cho việc sắp xếp tập tin.
2. Sắp xếp trong:
a) Khái niệm:
Cấu trúc dữ liệu thích hợp cho các phần tử cần sắp xếp thứ tự là Record. Mỗi phần tử có hai vùng đặc trương là: Vùng Key để chứa khoá của phần tử và được sử dụng trong các giải thuật tìm kiếm, vùng info dùng để chứa đữ liệu các phần tử.
Ta khai báo :
Type
Item = Record
key : Integer;
Info : Integer;
End;
Var
A : Array[1..n] of Item;
Khoá của phần tử có thể là chữ hoặc số.
Yêu cầu giải thích là dùng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thpt Chuyên Vị Thanh
Dung lượng: 106,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)