Giáo trình Lý luận dạy học văn học

Chia sẻ bởi Lê Duy Tân | Ngày 14/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Giáo trình Lý luận dạy học văn học thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

LÍ LUẬN DẠY HỌC VĂN









ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT


CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN

CHƯƠNG 3 QUI TRÌNH DẠY HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY CÁC BÀI HỌC CỤ THỂ

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP

2. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP

3. VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP

4. CÁC XU HƯỚNG DẠY HỌC HIỆN ĐẠI

ĐỊNH HƯỚNG 1: THÁI ĐỘ VÀ SỰ NHẬN THỨC TÍCH CỰC VỀ VIỆC HỌC

ĐỊNH HƯỚNG 2: THU NHẬN VÀ TỔNG HỢP KIẾN THỨC ĐỊNH HƯỚNG 3: MỞ RỘNG VÀ TINH LỌC KIẾN THỨC ĐỊNH HƯỚNG 4: SỬ DỤNG KIẾN THỨC CÓ HIỆU QỦA ĐỊNH HƯỚNG 5: RÈN LUYỆN THÓI QUEN TƯ DUY



a/ Từ khóa:

- Phương pháp

- Học sinh là trung tâm

- Dung tích các hoạt động tư duy

- Phương tiện dạy học và thiết bị hỗ trợ dạy học

- Tình huống có vấn đề

b/ Những yêu cầu đối với sinh viên:

- SV cần nắm khái niệm phương pháp và phương pháp dạy học, từ đó nghiên cứu bản chất và cấu trúc một số
phương pháp thông dụng từ đó vận dụng vào nghiên cứu các PP cụ thể trong dạy học chuyên ngành của mình.

- Cần nhận dạng lại các PP được gọi là truyền thống trên cơ sở hiểu biết khái niệm HS là trung tâm để tổ chức dạy học theo quan điểm mới, trong đó khai thác các định hướng trong quá trình dạy học nhằm phát triển tư duy cho HS.

c/ Tóm tắt nội dung:

Chương này sẽ đề cập đến những vấn đề chung của PP như: khái niệm, đặc điểm của PP, cơ sở phân loại PP,
5 định hướng trong QTDH. Những vấn đề này sẽ là cơ sở để triển khai các phương pháp dạy học có tính đặc thù của dạy học văn như: đọc diễn cảm, diễn giảng, đàm thoại, trực quan, dạy học nêu vấn đề và dạy học khám phá trong
dạy học văn.

Yêu cầu đối với SV:

Cần hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa mục đích dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học
(MÐ - ND - PP), trong đó người học là trung tâm để có cơ sở phân tích, lựa chọn các PPDH phù hợp.
1. Khái niệm phương pháp TOP


Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ
nhất định.

Về mặt triết học, có thể hiểu: phương pháp là hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung.

Ví dụ:

a/ Phương pháp nấu cơm:

- Mục đích: làm cho gạo biến thành cơm.



nấu.
- Cách thức: cách nấu cơm: sự kết hợp một lượng gạo nhất định với một lượng nước nhất định qua quá trình


- Con đường: chuẩn bị, nấu, hoàn thành

- Phương tiện: nồi, nhiên liệu

b/ Phương pháp dạy khỉ đi xe đạp:

- Mục đích: làm cho khỉ biết đi xe đạp theo lệnh.

- Cách thức: dạy cho khỉ cách lên xe, giữ thăng bằng, đạp xe, cách xuống xe...

- Con đường: làm mẫu - khỉ bắt chước - thưởng khi bắt chước được - dạy theo lệnh.

- Phương tiện: xe, thức ăn để thưởng.


2. Ðặc điểm của phương pháp TOP


2.1. Mối quan hệ MÐ - ND - PP:

Vấn đề 1-1: Bạn hãy tìm mối quan hệ giữa MÐ - ND - PP từ hai ví dụ nêu trên. Mục đích, nội dung công việc sẽ xác định việc dung phương pháp này hay phương pháp khác. Nhưng phương pháp, cách thức làm cũng không hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung mà tác động trở lại nội dung.

Trong VD trên ta thấy: gạo có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, song mỗi món có mục đích và cách thức chế biến khác nhau (mục đích và cách chế biến phở khác với bún, cơm, bánh bò...). Không những thế, với các loại gạo khác nhau thì việc chế biến thành cơm cũng khác nhau. Nếu phương pháp nấu cơm được thực hiện không tốt thì không đạt được mục đích (cơm sống, khét). Ðôi khi phương pháp nấu cũng tác động ngược lại nội dung (thêm bớt nước, lửa...) để làm cho cơm ngon hơn.

2.2. Các đặc điểm của phương pháp:

Phương pháp có 4 đặc diểm sau
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Duy Tân
Dung lượng: 1,57MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)