Giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh THCS

Chia sẻ bởi Trần Thị Thanh Vân | Ngày 25/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh THCS thuộc Tin học 7

Nội dung tài liệu:

“GIÁO DỤC Ý THỨC TRÁCH NHIỆM CHO HỌC SINH THCS - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ?”
Trường THCS QUẢNG LỘC



I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Lứa tuổi học sinh THCS được đánh giá là lứa tuổi có nhiều đột phá, biến chuyển tâm sinh lý khá mạnh mẽ, trong nền kinh tế thị trường được biểu hiện một cách tập trung nổi bật cái tốt và cái xấu; khi thì mạnh mẽ can trường, khi thì đua đòi, tò mò bắt chước cái tốt lẫn cái xấu, dám xả thân cứu bạn, dám dốc túi cho bạn đến đồng bạc cuối cùng, ngược lại thậm chí có khi dẫn đến nhiều hành động cực đoan cướp của, giết người chỉ vì vài đồng tiền, một lời xúc phạm, một lời thách đố. Độ tuổi đã biết tiêu tiền và bắt đầu biết kiếm tiền trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, dễ bị kẻ xấu lôi cuốn vào các băng nhóm vì đồng tiền , khi thì nhân ái cao thượng, có khi lại yên hùng bất chấp tất cả, chưa thành người lớn nhưng không muốn người lớn coi mình là trẻ con và sẵn sàng phản ứng và làm khác đi lời dạy bảo của người lớn.
Độ tuổi này khoảng 11, 12 đến 14, 15 tuổi được gọi là tuổi thiếu niên (Luật hình sự gọi là người chưa thành niên), đây là thời kỳ phát triển phong phú, đa dạng, phức tạp nhưng vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển, hình thành nhân cách và trí tuệ của mỗi cá nhân. Đây là độ tuổi chịu sự tác động mạnh của xã hội, gia đình và nhà trường mà đặc điểm nỗi bật là tiếp nhận nhanh cái tốt và cái xấu, phản kháng yếu ớt trước sự tấn công của kẻ xấu nhất là cái xấu mang bộ mặt lương thiện.
Trong giáo dục đạo đức cho con em (học sinh) lứa tuổi thiếu niên vì vậy càng trở nên khó khăn và cấp thiết. Vì thế cần có cách nhìn toàn diện biện chứng mối quan hệ giữa dạy chữ và dạy người; giữa gia đình, nhà trường và xã hội; giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường trong mối quan hệ với luật pháp của xã hội và sự tác động của kinh tế thị trường.
Trong giáo dục đạo đức cho lứa tuổi chưa thành niên trong tổng hòa các mối quan hệ nêu trên, việc giáo dục nhận thức và ý thức trách nhiệm lại là một nội dung quan trọng mang tính đột phá không thể tách rời khỏi hệ thống những chuẩn mực đạo đức, hệ thống chương trình, sách giáo khoa, hệ thống giáo viên dạy dỗ các em từ tuổi mẫu giáo đến hết phổ thông trung học. Đây là một chuỗi liên hoàn có tính khách quan trong hoạt động giảng dạy và quản lý giáo dục. Ý thức trách nhiệm của con người nói chung và giáo dục ý thức cho học sinh THCS nói riêng mang tầm giá trị nhân văn rất to lớn, bởi trách nhiệm và ý thức trách nhiệm là một chuẩn mực đạo đức khác (yêu nước, tự trọng, lòng nhân ái, đoàn kết…)
Giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh lứa tuổi THCS là một trong những công việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường.
II-THỰC TRẠNG
1-Một số khái niệm:
1.1-Trách nhiệm và trách nhiệm trong hoạt dộng dạy và học.
-Theo từ điển tiếng Việt, trách nhiệm có nghĩa là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình.
-Trách nhiệm trong hoạt động dạy học và quản lý giào dục đối với lứa tuổi học sinh chưa thành niên được hiểu là hệ thống các giải pháp giáo dục mà gia đình, nhà trường, xã hội nhận thức một cách tự giác để tác động một cách đồng bộ đến học sinh lứa tuổi chưa thành niên nhằm đạt cho kỳ được mục tiêu đào tạo của cấp học và lớp học.
1.2-Sống có trách nhiệm
Người sống có trách nhiệm là người biết rõ bổn phận, nghĩa vụ, quyền hạn và quyền lợi của mình đối với bản thân mình và đối với người khác. Sống có trách nhiệm là phải sống với lòng tự giác cao, biết tôn trọng người khác, tôn trọng pháp luật của nhà nước và các quy định của tập thể, các quy định chung, không để ai phiền trách, nhắc nhở phê phán nặng lời với mình.
Khi sống có trách nhiệm, con người sẽ tìm thấy niềm vui trong công việc, gắn bó với gia đình, tập thể, xây dựng được mối quan hệ xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
1.3-Ý thức trách nhiệm
Ý thức trách nhiệm là qúa trình tự nhận thức của cá thể đối với khách thể được phát triển thông qua một quá trình bậc thang với nhiều mức độ khác nhau đi từ tri giác, trực giác đến khái quát tổng hợp nhằm nhận chân giá trị về thế giới tự nhiên, thế giới xã hội và chính bản thân mình. Từ đó nhận rõ điều phải làm, phải gánh vác hoặc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thanh Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)