Giáo dục môi trường
Chia sẻ bởi Lê Duy |
Ngày 08/05/2019 |
33
Chia sẻ tài liệu: Giáo dục môi trường thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Giáo dục môi trường
I. Một số kiến thức về môi trường:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” (Điều 3, Luật bảo vệ môi trường)
Môi trường sống của con người được phân thành: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần của tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước sinh vật,…
Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, định hướng hoạt động của con người theo khuôn khổ nhất định,tạo thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Môi trường xã hội được thể hiện cụ thể bằng những luật lệ, thể chế cam kết, quy định…
II. Tình hình môi trường Việt Nam hiện nay:
Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội trong những năm qua đã làm đổi mới xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng cao. Tuy vậy sự phát triển kinh tế vẫn chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đảng và nhà nước đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng khích lệ.Tuy vậy việc bảo vệ môi trưởng ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế -xã hội trong giai đoạn mới.Nhìn chung môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh,có nơi đã đến mức báo động.
Rừng đầu nguồn bị tàn phá
Rừng đầu nguồn bị tàn phá
Rừng đầu nguồn bị tàn phá
Rừng đầu nguồn bị tàn phá
Nước bị ô nhiễm
Nước bị ô nhiễm
Không khí bị ô nhiễm
III. Một số biện pháp giữ gìn, bảo vệ môi trường,cải thiện và xây dựng môi trường xanh- sạch đẹp:
Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường
Tăng cường công tác quản lý nhà nước, tạo cơ chế hợp lý và chính sách
Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động môi trường
Áp dụng các biện pháp kĩ thuật trong bảo vệ môi trường
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực về môi trường, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
IV.Chủ trương của Đảng và nhà nước, của ngành giáo dục và đào tạo về công tác giáo dục môi trường:
Nhận thức tầm quang trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội- đảm bảo phát triển bền vững quốc gia. Nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hoá công tác bảo vệ môi trường, trong đó có công tác bảo vệ môi trường
-Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được quốc hội nước cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11năm 2005, được chủ tịch nước ký lệnh số 29/2005/LCTN và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 thay thế luật bảo vệ môi trường năm 1993
-Ngày 15/11/2004, bộ chính trị đã ra nghị quyết 41/NQ/TƯ về việc bảo vệ môi trường thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
-ngày 17/10/2001 thủ tướng chính phủ ký quyết định1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án” Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”
- Ngày 2/12/2003, Thủ tướng chính phủ ra quyết định 256/2003/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, xác định bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược kinh tế xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững đất nước
V. Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn:
1. Những địa chỉ bài tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong sách Ngữ văn THCS
*Lớp 6:
Lớp 7 - Tập I
Lớp 7 - Tập I I
lớp 8-Tập I
lớp 8 -Tập II
Lớp 9- Tập I
Lớp 9- Tập I
lớp 9 - Tập II
VI.Các nguyên tắc tích hợp:
1. Chỉ tích hợp với những bài có nội dung thật sự liên quan đến môi trường, không gượng ép. không tích hợp tràn lan, không tích hợp với những bài học ít liên quan hoặc không liên quan trực tiếp đến môi trường.
2. Đảm bảo đặc trưng của môn học. Không biến giờ học thành giờ trình bày về giáo dục môi trường, mà giáo dục môi trường chỉ là một nội dung được tích hợp một cách tự nhiên hoà đồng trong các đơn vị kiến thức chuyên môn
3.Không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải.
4.Chia nhỏ rãi đều vấn đề môi trường vào các bài trong mỗi lớp một cách hợp lý.
5. Đảm bảo tính hấp dẫn của các hoạt động thực tiễn về môi trường, như tham quan, thi tìm hiểu, thi sáng tác…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Duy
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)