Giao duc

Chia sẻ bởi Nguyễn Kim Tùng | Ngày 14/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: giao duc thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

GIÁO DỤC HOÀ NHẬP HỌC SINH CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
KHÁI NIỆM TRẺ CPTTT
* Định nghĩa ( Rydusecuteur): Những trẻ em bị tổn thất về thực thể não bộ dẫn đến phá huỹ các hoạt động nhận thức ở mức độ này hay mức độ khác thì gọi là CPTTT.
Có 2 yếu tố :
- Bị tổn thất thực thể não bộ.
- Bị phá huỹ các hoạt động nhận thức.
*Có 4 loại trẻ hay nhầm lẫn với trẻ CPTTT:
- Trẻ nghỉ học nhiều nên kiến thức bị hổng mà chưa bù đắp lại được: Trẻ ốm yếu, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt.
- Trẻ bị bỏ rơi, thiếu sự giúp đỡ cần thiết, bản thân trẻ lười học.
Trẻ bị kìm hãm tạm thời sự phát triển trong khoảng thời gian nào đó, sau giai đoạn đó mới phát triển trở lại bình thường.
Trẻ nhìn kém, nghe kém nên không lĩnh hội được đầy đủ những thông tin.
NGUYÊN NHÂN, CÁC BIỂU HIỆN CỦA TRẺ CPTTT
Nguyên nhân:
a) Nguyên nhân nội sinh:
- Do di truyền.
- Do đột biến nhiễm sắc thể.
- Do máu thai nhi không đồng nhất với nhóm máu của mẹ.

b) Nguyên nhân ngoại sinh:
- Do hậu quả từ mắc các bệnh về não như viêm não, viêm màng não.
Do biến chứng từ các bệnh: sởi, đậu mùa,.
Do rối loạn tuyến nội tiết.
Do bị chấn thương sọ não như ngã, đánh đập vào đầu, tai nạn,.
Do bị chấn thương t.lý quá sợ hãi, hoảng loạn,.
Do nhiễm độc, ngộ độc, chất độc hoá học.
Do đẻ non, khó đẻ, trẻ ngạt khi đẻ.
Do môi trường sống bất lợi: mất vệ sinh, ô nhiễm,..
Do các ngnhân khác: ảnh hưởng phóng xạ, thiếu iốt,..
2. Cách thức nhận biết và phát hiện trẻ CPTTT:
Chuẩn đoán Y học ( Bác sĩ chuyên ngành)
Sư phạm ( Chuyên gia về lĩnh vực)
Học kém.
Nếu thấy nghi vấn Biểu hiện trong cuộc
sống khác thường.
Thành lập hội đồng chuẩn đoán.
Tiến hành vận dụng các phương pháp sau để nhận biết:
* PP1: Quan sát ( có chủ định và không có chủ định) để phát hiện các biểu hiện, dấu hiệu không bình thường của trẻ thông qua các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt hằng ngày của trẻ.

PP2: Tìm hiểu tiền sử bệnh lý của trẻ thông qua gia đình, đặc biệt là qua người mẹ, cán bộ y tế đang điều trị cho trẻ. Căn cứ vào nhóm nguyên nhân dẫn đến tình trạng CPTTT ở trẻ đê`tìm hiểu qua 3 thời kì: mang thai, sinh đẻ, sau khi sinh.
PP3: PP Test: Thông qua một số hệ thông bài tập kiểm tra trình độ và khả năng nhận thức của trẻ.
Kiểm tra thị giác( Tranh vẽ phức tạp có nhiều dấu hiệu giống và khác nhau).
Kiểm tra tư duy ( Xếp phân loại hình)
Kiểm tra ngôn ngữ( Dùng tranh hỏi từ ứng với tranh)
Kiểm tra trí nhớ.
Theo dõi sự chú ý của trẻ.
PP 4: PP IQ: Chuẩn đoán mức độ trí tuệ, xác định chỉ số thông minh của trẻ ( tính %)
Tuổi trí tuệ
Công thức tính IQ= x 100
Tuổi thực ( ks)
Ví dụ:
3 ( tuổi trí tuệ)
IQ = x 100 = 33% ( vừa)
9 ( tuổi đời)
BẢNG CHUẨN


Ngồi nhầm lớp Ngồi đúng lớp
Ngu Đần Thiểu năng Kém Yếu TB Khá Giỏi Thiên tài


0 -25% 25-50% 50 - 70 % 80 - 90% 100% 110% 140%
BẢNG THỬ IQ
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA TRẺ CPTTT
1.Đặc điểm sinh lý:
* Nhẹ: Sinh lý bình thường nhưng quá trình hưng phấn và ức chế không cân bằng: Ít ngủ, quậy phá
- Hưng phấn quá: cường tính.
- Ức chế quá: nhu mì
* Nặng: Sinh lý không bình thường.
2. Đặc điểm tâm lý:
Cảm giác, tri giác: Chậm chạp và hẹp.
Phân biệt kém
Thiếu tính tích cực khi tri giác
Tri giác nhìn Không phân biệt dấu hiệu của
sự giống nhau và khác nhau.
Không biết so sánh.
Không biết đánh giá.
* Tri giác xúc giác kém phát triển.
* Tri giác âm thanh cũng rất kém, hay nhầm lẫn những âm thanh giống nhau.
* Tư duy: Không phát triển, mất khả năng tư duy khái quát và trừu tượng. Đặc điểm chính của trẻ là còn khả năng tư duy cụ thể.
Trẻ CPTTT thường biểu hiện tính không liên tục trong tư duy.
- Trẻ bị yếu vai trò điều chỉnh trong khi tư duy.
* Trí nhớ: Chậm hiểu, nhanh quên. Quá trình nhớ chậm chạp, không bền vững, nhớ thiếu chính xác.
* Chú ý: - Kém bền vững.
- Không tập trung
- Luôn bị phân tán.
3. Đặc điểm ngôn ngữ:
Phát triển chậm so với trẻ bình thường.
Vốn từ: ít, nghèo nàn, mang tính thụ động nên hạn chế trong giao tiếp.
Phát âm: +Thường sai vì yếu tri giác nghe.
+ Phân biệt âm kém.
+ Nói ngọng, nói lắp, nói khó.
Ngữ pháp:+ Nói sai ngữ pháp nhiều, ít sử dụng
động từ, tính từ.
+ Thường sử dụng câu đơn giản.
+ Không nắm được quy tắc n.pháp.
*PP phát triển ngôn ngữ nói của trẻ:
- Luyện tập tăng vốn từ cho trẻ bằng cách cung cấp từ vựng qua xem tranh, vật thật. Cho trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh như tham quan, du lịch, vãn cảnh thiên nhiên...
- Luyện tập cho trẻ tập phát âm đúng hằng ngày bằng các phương pháp nhắc lại.
- Tạo môi trường giao lưu hoạt động vui chơi trẻ với trẻ, trẻ với mọi người xung quanh để phát triển ngôn ngữ nói.
- Tạo môi trường phát triển ngôn ngữ trong gia đình bằng cách mọi người trong gia đình thường xuyên trò chuyện, vui chơi với trẻ, dạy trẻ cách giao tiếp với mọi người xung quanh, cách ứng xử, nói năng lễ phép, đúng mực.
RÈN LUYỆN, PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG ĐẶC THÙ DẠY TRẺ CPTTT
Phát triển các giác quan và rèn luyện thao tác tư duy:
a) Phát triển khả năng nhìn:
- Luyện cho trẻ nhìn những vật ở xa, ở gần theo hướng dẫn gọi tên những đối tượng nhìn thấy.
Quan sát một quang cảnh, đối tượng.nào đó rồi nói những gì đã nhìn thấy hoặc trẻ nói theo câu hỏi.
Phân biệt các đối tượng theo các dấu hiệu.
QS những bức tranh vẽ còn thiếu và nói lên bộ phận còn thiếu.
b) Phát triển khả năng nghe:
Dạy trẻ kỹ năng lắng nghe. Tập trung chú ý nhìn về người đang nói và thể hiện cử chỉ, ánh mắt của mình.
Phân biệt được các âm thanh ở các k.cách k.nhau.
Nhắc lại những lời nói nghe được.
Tập nghe tiếng kêu của các con vật và bắt chước kêu.
Nghe và phân biệt các loại âm thanh, tiếng động cơ, tiếng còi,.
Nghe các loại nhạc cụ.
Tham gia các trò chơi nhận biết bằng âm thanh.
Luyện tập nghe hiểu.
c) Phát triển tri giác sờ:
Sờ để nhận biết các đồ vật, hình dạng, kích thước.
Nhận biết bề mặt của đối tượng qua sờ.
Nhận biết c.giác nhiệt độ, đau buồn qua xúc giác.
Nhận biết độ cứng mềm của đôí tượng.
d) Phát triển vị giác:
Luyện tập phân biệt vị giác( nếm): vị ngọt, cay, mặn, đắng.
Nhận biết các vị của một số hoa quả, thức ăn.
e) Phát triển khứu giác:
Luyện tập nhận biết các mùi thơm, thiu, thối.
Luyện tập nhận biết mùi thơm của đố vật, cây cỏ,.
f) Rèn luyện khả năng so sánh:
Cung cấp những đặc điểm của đối tượng: bên ngoài, bên trong.
Nhận biết đối tượng trong những đối tượng khác nhau.
So sánh các đồ vật, con vật hay các hình với nhau.
g) Rèn luyện khả năng phân tích:
Phân tích theo cấu tạo.
Phân tích cấu trúc gia đình.
Phân tích các đồ vật dụng hằng ngày.
Phân tích ngữ pháp.
h) Rèn luyện khả năng khái quát tổng hợp:
Khái quát theo những dấu hiệu( có đđ giống nhau xếp vào 1 nhóm).
Xếp hình hay bức tranh từ 2 mãnh trở lên.
Nghe câu chuyện và nói lại nội dung.
Thay phép cộng nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân.
Luyện tập tìm quy tắc tính diện tích các hình.
2. Giáo dục hành vi:
2.1. Những biểu hiện hành vi bất thường của trẻ:
Biểu hiện qua vận động các bộ phận cơ thể:
Trẻ đi lại, ra vào tự do trong lớp.
Khi không vừa ý trẻ có thể đấm đá, xô đẩy hoặc ăn vạ.
Ngồi không yên, thường gật gù, lắc người vận động chân tay liên tục.
Trẻ có thể đập phá đồ đạc khi chơi.
Trẻ có thể đi vệ sinh không đúng nơi.
Trẻ từ chối sự chăm sóc, vỗ về của người khác bằng cách lẫn tránh.
b) Biểu hiện bằng sự im lặng:
Trẻ ngồi uể oải, buồn chán, im lặng.
Không nói với người xung quanh.
Không thực hiện nhiệm vụ.
Không phản ứng thậm chí khi bị tiêu chọc.
c) Biểu hiện bằng âm thanh, lời nói:
Trẻ nói tự do trong giờ học, nói chuyện riêng.
Trẻ có thể la hét, gào thét không rõ nguyên cớ.
Trẻ có thể nói lẩm bẩm một mình.
Trẻ có thể khóc hoặc hờn dỗi
2.2. Nguyên nhân:
Do tổn thương hoạt động thần kinh bậc cao làm cho quá trình hưng phấn và ức chế mất cân bằng.
Hiểu biết của trẻ quá hạn hẹp nên không hiểu được quy tắc, nội quy.
Trẻ không hiểu hành vi thái độ của mình đúng hay sai.
Trẻ có ít bạn chơi trở thành cô đơn.
Trẻ bị người khác trêu chọc nên nổi khùng.
Trẻ bị đối xử thiếu công bằng ở NT, GĐ, XH.
trẻ muốn thu hút sự chú ý của người khác.
Công việc giao cho trẻ quá sức.
Trẻ bắt chước những hành vi xấu mà không có sự lựa chọn.
2.3. Biện pháp giáo dục hành vi:
Xây dựng mối quan hệ tốt với trẻ:
Không định kiến với trẻ khi trẻ có những hành vi bất thường.
Thương yêu, quan tâm, chăm sóc trẻ.
Tìm rõ ng.nhân để có biện pháp giúp trẻ khắc phục.
b) Dạy trẻ một số kĩ năng sống, kĩ năng xã hội đơn giản:
Ý thức tự ch.sóc bản thân, giúp đỡ người khác.
Thái độ lịch sự khi chào hỏi, trả lời.
Cách trò chuyện với bạn bè, người lớn.
Có ý thức, thái độ đối với công việc, với mọi người.
Cách nhận xét để lựa chọn điều tốt.

c) Tạo cho trẻ tham gia các hoạt động, trò chơi hấp dẫn
Trẻ thấy trách nhiệm của mình là thành viên của nhóm và được quyền tham gia.
Có cơ hội giúp đỡ lẫn nhau.
Không có thời gian rỗiđể nghịch, quấy phá.
Trẻ có cơ hội tìm tòi tới khám phá điều mới.
d) Dạy cho trẻ hiểu biết về nội quy của lớp học
e) Động viên, khen thưởng, nêu gương tốt.
g) Sử dụng hình phạt.
3.Rèn luyện kĩ năng sống:
3.1. Rèn luyện cho trẻ kĩ năng tự chăm sóc bản thân:
- Hướng dẫn từng thao tác nhỏ trong mỗi h.động.
Cho trẻ nhìn, quan sát rồi bắt chước thực hiện.
Thực hiện nhiều lần để trẻ nhớ.
3.2. Dạy trẻ kĩ năng giao tiếp:
Kĩ năng lắng nghe.
Kĩ năng nghe hiểu:
+ Luyện trẻ nghe, phân biệt âm thanh, tiếng người quen thân.
+ Luyện nghe và nói lại.
+ Nghe một đoạn văn hay một câu chuyện rồi nói lại nội dung.
Kĩ năng biểu đạt:
+ Luyện cho trẻ phát âm đúng những từ, tiếng nói sai.
+ Luyện trẻ nói câu ngắn và tăng dần.
+ Trả lời theo câu hỏi.
+ Nêu câu hỏi.
+ Sử dụng các loại hình ngôn ngữ khác( cử chỉ, điệu bộ.)
+ Trình bày nội dung ngắn gọn một vấn đề hay một truyện ngắn vừa đọc.
+ Trao đổi với trẻ những việc đã làm, đã xảy ra.
+ Trẻ giới thiệu về bản thân và gia đình.
3.3. Rèn luyện kĩ năng thích ứng:
Làm quen, thích nghi với môi trường, hoàn cảnh mới.
Luyện cho trẻ có khả năng xác định những đức tính, đạo đức, thái độ theo chuẩn mực của tập thể, của xã hội để phù hợp với lối sống.
Biết thông cảm với người khác.
Biết điều chỉnh hành vi hoạt động phù hợp với quy tắc đạo đức, lối sống
PHƯƠNG PHÁP DẠY HOÀ NHẬP TRẺ CPTTT
1. Quy trình giáo dục hoà nhập trẻ CPTTT
Tìm hiểu khả năng và
nhu cầu của trẻ
Xây dựng mục tiêu và lập
kế hoạch giáo dục cá nhân
Thực hiện kế hoạch
GDCN
Đánh giá thực hiện
GDCN
2. Khả năng và nhu cầu của trẻ CPTTT:
2.1. Xem băng hình trẻ CPTTT1.
2.2. Chia 8 nhóm:
- Trao đổi về các trường hợp trẻ CPTTT trong nhóm của mình.
Lựa chọn một trẻ điển hình nhất của nhóm.
Liệt kê những đặc điểm cơ bản của trẻ CPTTT đó về: ( Bảng dưới)
Nguyện vọng và nhu cầu cấp thết của trẻ.
3. Xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch giáo dục cá nhân.
3.1. Xây dựng mục tiêu:
Dựa vào khả năng và nhu cầu đáp ứng để xây dựng mục tiêu giáo dục cho trẻ. Mục tiêu là:
Định hướng kết quả cần đạt được cho những hoạt động giáo dục trong một thời gian nhất định.
Cũng là kết quả cần đạt được cho từng phần của mục đích chung của quá trình giáo dục.
Có 2 loại mục tiêu:- Mục tiêu dài hạn.
- Mục tiêu ngắn hạn.
Cách xây dựng mục tiêu:
- Căn cứ vào đặc điểm của trẻ để định hướng kết quả giáo dục trong một thời gian nào đó trong môi trường trẻ sống.
Mục tiêu giáo dục phải thể hiện 4 điều kiện:
+ Điều kiện để thực hiện: nghe, giải thích, hướng dẫn, thực hành.
+ Đối tượng thực hiện: Nói rõ là ai.
+ Hành vi thực hiện: Là những kết quả mà đối tượng cần phải đạt( viết, nói, áp dụng, so sánh.)
+ Tiêu chí đánh giá: Thời gian thực hiện là bao nhiêu và đạt kết quả ở mức độ nào.
Hoạt động nhóm:
- Dựa vào mức độ nhận thức theo mô hình Bloom hãy xây dựng mục tiêu một bài học cụ thể cho đối tượng học sinh của nhóm mình.
Lưu ý: - Xây dựng mục tiêu chung của cả lớp.
- Mục tiêu riêng của HSinh CPTTT
3.2. Kế hoạch giáo dục cá nhân:
MẪU KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN
Những thông tin chung:
Họ và tên:.........Nam/nữ....
Sinh ngày..tháng..năm..
Học sinh lớp:. Trường:......
Họ và tên GVCN:..........
Họ và tên bố:........Nghề nghiệp: ....
Họ và tên mẹ:.......Nghề nghiệp:...
Địa chỉ gia đình:...............
Số ĐT:......
2. Đặc điểm chính của trẻ:
Những mặt mạnh của trẻ:
+.....................
+.....................
Những khó khăn, hạn chế của trẻ:
+.....................
+.....................
Nhu cầu của trẻ:
+.....................
+.....................
3. Mục tiêu năm học ( và 3 tháng hè)
Kiến thức:
Kỹ năng xã hội:
+ Kỹ năng giao tiếp:
+ Hành vi ứng xử:
Phục hồi chức năng:
3.1. Mục tiêu học kì I ( như trên)
4. Kế hoạch giáo dục từng tháng: ( Xây dựng theo tuần và 2 tháng một lần).
Sau mỗi hoặc động trong kế hoạch cần rút kinh nghiệm, đánh giá.
Sau 2 tháng phải đánh giá sự tiến bộ của trẻ.
Kết thúc năm học phải có bản bàn giao kế họch này cho GĐ và thống nhất thực hiện gì trong 3 tháng hè.
MẪU GIÁO ÁN
Tên bài dạy:
Tiết dạy:
1. Mục tiêu: - Chung:
- Riêng:
2. Chuẩn bị: - Chung:
- Riêng:
3. Tiến trình lên lớp:( Mở bài, giải quyết vấn đề, kết thúc bài học)
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHÙ HỢP VỚI KHẢ NĂNG NHU CẦU CỦA TRẺ CPTTT
Khái niệm:
Điều chỉnh là sự thay đổi về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức và đánh giá kết quả dạy học và giáo dục phù hợp với nhu cầu, khả năng và hứng thú nhằm phát triển đến mức tối đa tiềm năng, ngăng lực của trẻ
2. Tại sao phải điều chỉnh?
Để phù hợp với khả năng của trẻ.
Phù hợp với mục tiêu đặt ra của bài học
Phù hợp với khả năng của trẻ CPTTT.
Phù hợp với cách học của học sinh.
3. Cần điều chỉnh những vấn đề gì?
Điều chỉnh tổ chức và quản lí tiết học:
Sắp xếp chỗ ngồi phù hợp với trẻ để GV theo dõi và giúp đỡ một cách thuận lợi.
Tổ chức hoạt động phù hợp với trẻ.
Tổ chức lớp học dựa vào chủ đề hoạt động theo nội dung, kiến thức của mỗi bài học.
Điều chỉnh nội dung dạy học:
Điều chỉnh nội dung phù hợp với MT ( Khả năng nhận thức của trẻ)
Điều chỉnh ND DH nhằm phát huy tính chủ động lĩnh hội kiến thức của trẻ.
Điều chỉnh nội dung nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
4. Các PP điều chỉnh:
4.1. Xem băng các phương pháp điều chỉnh.
4.2. Rút ra các PP điều chỉnh:
Có 4 PP điều chỉnh:
PP đồng loạt.( Điều chỉnh khi: trình độ nhận thức của trẻ có thể đạt được mục tiêu của bài học, không có sự phân biệt nhiều. Kĩ năng XH và các đặt điểm hành vi khác của trẻ đạt mức độ yc của bài học, tương đương như học sinh bình thường).
PP đa trình độ. ( Điều chỉnh khi trình độ nhận thức của trẻ CPTTT trình độ rất thấp. ND bài học hay 1 số nd bài học là quá khó, trẻ không thể tham gia được).
PP trùng lặp giáo án ( điều chỉnh khi trình độ nhận thức và khả năng của trẻ quá thấp, trẻ không tham gia học tập và lĩnh hội nội dung của bài học ở các mức độ nhận thức. Trẻ có một số biểu hiện hành vi bất thường).
PP thay thế ( Điều chỉnh khi rất ít các nội dung học tập trong môn học, chủ đề hay bài học mà trẻ CPTTT có thể tham gia hoạt động, lĩnh hội như các mức độ điều chỉnh ở trên.
THIẾT KẾ BÀI DẠY HOÀ NHẬP CÓ HIỆU QUẢ TRONG LỚP CÓ TRẺ CPTTT
I/ Xây dựng mục tiêu bài học:
- Rất cần thết, xây nhận mục tiêu hành vi phải nhìn thấy được, sờ được, đánh giá được.
Xây dựng mục tiêu linh hoạt phải căn cứ vào đặc điểm của trẻ.
II/ Chuẩn bị : ĐDDH
KHGD
III/ Tiến trình dạy học:
Vào bài: Phải lựa chọn cách vào bài để đạt được 3 tiêu chí:
- Trẻ thấy được sự cần thiết của bài học.
- Hấp dẫn, gây được hứng thú cho trẻ.
- Nhiều trẻ được tham gia khi vào bài.
2. Phân tích nội dung bài học:
- Tuyệt đối không được xa rời mục tiêu của bài.
- Vận dụng PPDH phù hợp và có sự điều chỉnh để đạt được mục tiêu.
- Xoáy vào trọng tâm bài: HS biết, hiểu, vận dụng được gì -> đạt mục tiêu.
3. Kết thúc bài học:
Trẻ biểu đạt những nd chính, tóm tắt thông tin vừa lĩnh hội.
Tổng kết bài học của thầy.
Giao nhiệm vụ ( rõ ràng, cụ thể, theo dối tượng học sinh).
Chuẩn bị bài sau.
Hoạt động nhóm:
- Chia 8 nhóm:
+ Nhóm 1,2 soạn HĐ vào bài.
+ Nhóm 3,4 soạn HĐ 1 trong nội dung bài giảng.
+ Nhóm 5, 6 soạn hoạt động 2 trong nội dung bài giảng.
+ Nhóm 7,8 soạn hoạt động kết thúc bài dạy.
Các nhóm lên thực hành ở lớp.
( Sử dụng bài dạy đã xây dựng mục tiêu và đối tượng hs của nhóm mình ở trên).
ĐÁNH GIÁ
Các GV trực tiếp dạy trẻ chia sẻ cách đánh giá của mình.
Lưu ý đánh giá:
- Đánh gá theo sự tiến bộ của trẻ căn cứ vào mục tiêu hành vi, kĩ năng XH, phục hồi chức năng.
Đánh giá bằng điểm , bằng nhận xét.
Đánh giá kĩ năng sống theo mức độ tiến bộ nhiều, tiến bộ ít, chưa có tiến bộ.
Các môn TD, TC, ÂN có thể đánh giá bình thường
Toán TV đánh giá dựa theo tiêu chí đạt hoặc chưa đạt
* Quyết định cho lên lớp là do GVCN + gia đình.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Kim Tùng
Dung lượng: 64,56KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)