GIÁO ÁN: XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT

Chia sẻ bởi Trần Thị Thu Hiền | Ngày 09/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: GIÁO ÁN: XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT thuộc Toán học 2

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 22/1/2008
Tuần: 19
Tiết: 73
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
I. Mục tiêu:
- Thấy được đặc điểm nổi bật của hình tượng nhan vật trữ tình trong bài thơ: có hoài bão lớn, có tinh thần hành dộng, có thái độ lựa chọn dứt khoát khi theo đuổi lý tưởng của đời mình và bao trùm lên tất cả là lòng yêu nước cháy bỏng.
- Cảm nhận được giọng điệu hào hùng, cách dùng chữ mạnh bạo, mạch liên tưởng đầy phóng túng của bài thơ thể hiện rõ phong cách nghệ thuật Phan Bội Châu.
II. Chuẩn Bị:

- Gv: Sách giáo viên, máy chiếu overhead
- Hs: Đọc kĩ văn bản, Tìm hiểu lịch sử VN thời nhà Nguyễn .

III. Tiến trình thực hiện:

1. Ổn định :

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Giới thiệu bài mới:



Hoạt động của thầy
Hoạt động của Trò
Nội Dung cần đạt

Hoạt động 1:
- Cho hs đọc Tiểu dẫn
- xấc định nội dung cơ bản về tác giả Phan Bội Châu và tác phẩm – hàn cảnh ra đời….


























Hoạt động 2:
- Giải nghĩa bốn câu đầu của bài thơ và làm rõ ý thức về hoài bão, sứ mệnh của nhân vật trữ tình – người thanh niên trước thời cuộc.




- Tình cảm và thái độ của nhân vật trữ tình ?

- Theo em hiểu hình tượng “ Muôn lớp sóng bạc cùng bay theo” như thế nào?


Họat động 3:
- Bài thơ có sức lôi cuốn mạnh mẽ thế hệ thanh niên thế kỉ XX như thế nào ? ý kiến của em .


- Đọc Tiểu dẫn
- xấc định nội dung cơ bản về tác giả Phan Bội Châu và tác phẩm – hàn cảnh ra đời….

























- Giải nghĩa bốn câu đầu của bài thơ







- Trả lời








- Nêu ý kiến
A. Giới thiệu:
1. Tác giả :Sgk
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác và văn bản bài thơ:
+ Hoàn cảnh: Sau khi thành lập Duy Tân hội, đàu 1905, theo chủ trương của tổ chức, Phan Bội Châu nhận nhiệm vụ xuát dương tới Trung Quốc rrồi Nhật Bản, mở đầu phong trào Đông Du, đặt cơ sở đầu tàu cho cách mạng trong nước và cầu Nhật giúp VN đánh Pháp. Lúc này đất nước đã mất chủ quyền, ngọn lửa phong trào Cần Vương đã tắt, báo hiệu sự bế tắt con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến do các sĩ phu lãnh đạo. Thời cuộc thay đổi đòi hỏi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phải có phương hướng., nội dung và hình thức hoạt động mới. Phan Bội Châu lúc này còn tương đói trẻ (38), là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ thanh niên Cách Mạng mới, quyết tâm vượt mình, vượt qua giao lý lỗi thời của đạo Nho để đón nhận luồng tư tưởng tiên phong trong gai đoạn lúc bấy giờ, mong tìm hướng đi mới cho sự nghiệp cứu nước. Phong trào Đông Du nhóm lên với bao hi vọng….Xuất Dương Lưu Biệt được viết trong bữa cơm ngày tết mà Phan đã tổ chức ngay tại nhà mình để chia tay các đồng chí trước lúc lên đừơng.
B. Tìm hiẻu văn bản:
1. Tâm thế của con người ra đi:
- Những suy nghĩ về vai trò và trách nhiệm của cá nhân ông đối với non sông, với lịch sử. (bốn câu đầu).
- Tình cảm yêu nước cháy bỏng của ông: Non sông ấy là Tổ Quốc ; hiền thánh không còn nữa, sách vở thánh hiền học vô ích, mất công.
2. Hình ảnh người ra đi:
- Tư thế: “cưởi gió, đạp sóng” – giống Triệu Thi Trinh ; oai phong lẫm liệt và dày hào khí trong hai câu thơcuối bài:
“ Muốn vượt bể Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”
=> Khao khát ra đi cháy bỏng, hùng tráng.
C. Tổng kết:
- Nó là lời kêu gọi lên đường, kêu gọi hành động hết mình vì Tổ Quốc
- bài thơ nhắc nhở cho tất cả mọi người mỗi khi nghĩ về lẽ sống, về ‘cái tôi” và tư thế con người trước vũ trụ, đát trời, quan niệm sống vinh, sống nhục, về chí làm trai.



4. Củng cố, dặn dò:
5. Rút kinh nghiệm:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thu Hiền
Dung lượng: 44,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)