Giáo án VL9

Chia sẻ bởi Nguỹen Văn Quyen | Ngày 14/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: Giáo án VL9 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Trường THCS TT Diêu trì ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÍ LỚP 9 – HK II

A / LÝ THUYẾT :
I/ Phần điện từ học :
1) Dòng điện xoay chiều :
- Dòng điện xoay chiều là dòng điện luân phiên đổi chiều. Tần số dòng điện xoay chiều nước ta có tần số 50HZ.
- Cách tạo ra dòng điện xoay chiều :
+ Khi cuộn dây dẫn kín chuyển động trong từ trường và cắt các đường sức từ (máy phát điện ).
+ Khi cuộn dây dẫn kín không chuyển động trong từ trường nhưng từ trường xuyên qua cuộn dây dẫn kín là từ trường biến đổi (số đường sức từ biến dổi)
2) Máy phát điện xoay chiều : cấu tạo và nguyên tắc hoạt động.
3) Máy biến thế : cấu tạo và nguyên tắc hoạt động( máy biến thế không hoạt động với dòng điện không đổi), vai trò của máy biến thế trong truyền tải điện năng.
- Công thức tính hiệu điện thế và số vòng dây của các cuộn dây :
- n1 > n2 : máy hạ thế (U1 > U2) ; n1 < n2 : máy tăngï thế (U1 < U2)
- Máy biến thế có thể tăng thế, hạ thế tuỳ vào cách sử dụng các cuộn dây.
4) Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều : trong tác dụng từ khi dòng điện đổi chiều lực từ của dòng điện cũng đổi chiều.
- Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều sử dụng Ampe kế, Vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (~). Khi mắc Ampe kế, Vôn kế xoay chiều vào mạch điện không cần phân biệt chốt cắm.
5) Truyền tải điện năng : để giảm hao phí do toả nhiệt trên đường dây, phương án tốt nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
Công thức tính hao phí do toả nhiệt trên đường dây : Công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
II/ Phần quang học :
1) Hiện tương khúc xạ ánh sáng :
- Mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ, cách vẽ đường truyền của tia sáng từ môi trường nước sang môi trường không khí, đường truyền của tia sáng từ môi trường không khí sang môi trường nước .
2) Thấu kính hội tụ – Thấu kính phân kì :
+ Cách nhận biết thấu kính hội tu, thấu kính phân kì :
Căn cứ vào hình dạng.
Căn cứ vào tính chất ảnh của vật qua thấu kính.
+ Tính chất ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.
+ Cách dựng ảnh của vật tạo bởi thấu kính : sử dụng hai trong ba tia sáng đặc biệt để dựng ảnh của vật tạo bởi thấu kính.
+ Cách tính độ cao của ảnh (của vật), khoảng cách từ ảnh đến thấu kính, khoảng cách từ vật đến thấu kính :
- Xét hai cặp tam giác đồng dạng :
* Cặp thứ nhất có chứa cạnh là độ cao của ảnh và độ cao của vật.
* Cặp thứ hai có chứa cạnh là độ cao của ảnh và độ cao bằng độ cao của vật (theo cách vẽ tia sáng).
3) Mắt : - Các bộ phận chính của mắt và vai trò của các bộ phận của mắt.
- Các tật của mắt và cách khắc phục :
* Mắt cận : kính cận là thấu kính phân kì, kính cận phù hợp khi tiêu điểm của thấu kính trùng với điểm cực viễn.
* Mắt lão : kính lão là thấu kính hội tụ, kính lão phù hợp khi nhìn vật, ảnh của vật hiện ở điểm cực cận Cc
4) Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh : ảnh của vật là ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật, tiêu cự của vật kính khoảng 5cm.
5) Kính lúp : cách sử dụng kính lúp, độ bội giác của kính lúp.
6) Ánh sáng trắng, ánh sáng màu :
+ Cách phân tích ánh sáng trắng, tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu.
7) Sự trộn các ánh sáng màu : thế nào là sự trộn ánh sáng màu ?
8) Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu : nắm vững khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.
9) các tác dụng của ánh sáng.
10) sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
+ Làm phần vận dụng sau mỗi bài học và bài tập trong SBT
B/ BÀI TẬP :
1) Một cuộn dây của một máy biến thế có 600 vòng, cuộn kia có 3000 vòng.
a) Dùng máy biến thế trên để tăng hay giảm thế và có thể tăng (hoặc giảm được bao nhiêu lần)
b) Giả sử dùng máy trên để tăng thế. Tính hiệu điện thế lấy ra
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguỹen Văn Quyen
Dung lượng: 106,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)