Giáo án vật lý 8(Tích hơp GDBVMT)

Chia sẻ bởi Tô Hữu Hạnh | Ngày 14/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: Giáo án vật lý 8(Tích hơp GDBVMT) thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:


HọC Kỳ I

CHƯƠNG I _ CƠ HỌC

TUẦN 1
Tiết 1
Ngày soạn: …………………
Ngày dạy: …………………
MỤC TIÊU.
Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học.
Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học.
Nêu được tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
Nêu được ví dụ tính tương đối của chuyển động cơ học.
CHUẨN BỊ.
GV: Tranh vẽ (H1.1 và 1.2_SGK); Hình 1.3 _SGK về một số dạng chuyển động thường gặp.
HS: Vở ghi, SGK, bút lông, bảng nhóm.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Kiểm tra bài cũ: Thông qua bằng việc GV giới thiệu sơ lược về hai chương Cơ và Nhiệt của chương trình Vật Lý 8, các vấn đề của chương I. Yêu cầu các dụng cụ học tập của HS chuẩn bị cho việc học tập bộ môn.
Nêu vấn đề: (HOẠT ĐỘNG 1)
GV nêu tình huống vào bài học như SGK.
Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 2. Hình thành khái niệm về chuyển động cơ học.
Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
1 HS đọc C1 ( Lớp hoạt động cá nhân.
GV chỉ định vài HS nêu cách nhận biết một vật(Ô tô, chiếc thuyền, đám mây, …) là chuyển động hay đứng yên. -> HS có thể nêu bằng các cách khác nhau, chẳng hạn: Nhìn thấy bánh xe quay, nghe tiếng máy to hoặc nhỏ dần, nhìn thấy khói phả ra ở ống xả hoặc bụi tung lên ở bánh xe ô tô, . . .
GV hướng và chốt lại cách nhận xét về vị trí của vật đối với một vật khác chọn làm mốc là có thay đổi hay không theo thời gian, để từ đó có thể khẳng định trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật.
 . . . Ta cần so sánh vị trí của Ô tô, thuyền, đám mây với 1 vật nào đó đứng yên bên đường, bên bờ sông, gắn liền trên mặt đất.
GV thuyết trình: Có thể chọn bất kỳ mật vật nào đó gắn liền trên mặt đất hoặc trái đất để làm vật mốc. Từ những bài học sau, nếu khi đề cập đến trạng thái chuyển động hay đứng yên của một vật mà không nói tới vật mốc, thì ta phải ngầm hiểu rằng vật mốc chính là Trái đất hoặc những vật gắn liền trên Trái đất.
H: Vậy khi nào thì một vật được coi là chuyển động?
HSTL: Khi vị trí của một vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật đó được coi là chuyển động so với vật mốc.
GV bổ sung thêm: Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học mà ta thường gọi tắt là “Chuyển động”.
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời và
HS tự chọn vật mốc và xét chuyển động của vật khác so với vật mốc đó.
GV gợi ý HS trả lời : Dựa vào khái niệm chuyển động của một vật ở cuối trang 4_SGK, vì đứng yên và chuyển động là hai trạng thái trái ngược nhau.
HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
GV treo tranh vẽ hình 1.2_SGK lên bảng cho HS quan sát(Hành khách ngồi trên toa tàu đang rời khỏi nhà ga), rồi yêu cầu HS thảo luận lớp và trả lời lần lượt  với lưu ý rằng trong từng trường hợp, HS phải chỉ rõ là so với vật mốc nào.
GV chỉ định vài HS trả lời ; qua đó HS tự nêu lên nhận xét: Trạng thái đứng yên hay chuyển động của vật chỉ có tính tương đối.
HS thảo luận nhóm để trả lời 

HOẠT ĐỘNG 4. Giới thiệu một số dạng chuyển động thường gặp.
GV treo tranh hình 1.3_SGK hoặc GV có thể làm ngay tại lớp thí nghiệm về vật rơi, vật ném theo phương ngang, chuyển động của con lắc đơn, của đầu kim đồng hồ.
HS quan sát và mô tả lại hình ảnh chuyển động của các vật đó.
Chuyển động cơ học là gì?









 Khi một vật không thay đổi vị trí đối với một vật khác chọn làm mốc thì nó được coi là đứng yên so với vật mốc đó.
Ví dụ: Một người ngồi trên chiếc thuyền đang trôi theo dòng nước được coi là đứng yên so với thuyền. Vì vị trí của người ấy là không đổi so với thuyền.






So với nhà ga thì hành khách đang chuyển động. Vì vị trí của hành khách này đã thay đổi (ra xa) so với nhà ga theo thời gian.
So với toa tàu thì hành khách là đứng yên. Vì vị trí của họ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tô Hữu Hạnh
Dung lượng: 9,78MB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)