Giáo án vật lí 7 cả năm

Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Vinh | Ngày 14/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: giáo án vật lí 7 cả năm thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Tuần: Ngày soạn:
Tiết: Ngày dạy:
HỌC KÌ I

CHƯƠNG I : QUANG HỌC
Bài1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Bằng thí nghiệm, học sinh nhận thấy : Muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta ; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
- Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng.
2. Kỹ năng: - Làm và quan sát các thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng.
3. Thái độ: - Nghiêm túc trong làm thí nghiệm quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được, và trong hoạt động nhóm.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Hộp kín bên trong có bóng đèn, đèn pin và pin.

C. Các hoạt động dạy học :
HĐ1 : Giới thiệu bài học(5’)
- GV : Giới thiệu nôi dung chương trình bộ môn vật lý 7, và các yêu cầu của bộ môn.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh

HĐ 2:Tổ chức tình huống học tập(5`)

- Yêu cầu học sinh thu thập phần thông tin của chương
- Giáo viên yêu cầu 2 hoặc 3 HS nhắc lại
- Giáo viên nêu lại trọng tâm của chương .
- Trong gương là chữ MIT thì trong tờ giấy là chữ gì ?
- Yêu cầu học sinh đọc tình huống của bài
Để biết bạn nào sai ta hãy tìm xem khi nào ta nhận biết được ánh sáng ?
- Học sinh đọc trong 2 phút

- 2 hoặc 3 em nhắc lại kiến thức cơ bản của chương

- HS dự đoán chữ .

- Học sinh đọc tình huống
- Dự đoán : Hải sai, Thanh sai ...

HĐ3: Tìm hiểu khi nào ta nhận biết được ánh sáng (10’)

Quan sát và thí nghiệm
- Yêu cầu học sinh trả lời trường hợp nàomắt ta nhận biết được ánh sáng
- Học sinh nghiên cứu 2 trường hợp để trả lời C1 .
- Yêu cầu học sinh điền vào chỗ trống để hoàn thành kết luận

I. Nhận biết ánh sáng
- Học sinh đọc 4 trường hợp được nêu trong SGK
- Gọi 3 HS nêu kết quả nghiênậyứu của mình
-Học sinh trả lời : trường hợp 2,3
- Học sinh ghi bài
C1: trường hợp 2,3 có điều kiện như nhau có ánh sáng và mở mắt nên ánh sáng lọt vào mắt
KL: SGK

HĐ4: Nghiên cứu trong điều kiện nào ta nhìn thấy vật (10’)

- ở trên ta đã biết: Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta . Vậy nhìn thấy vật có cần có cần ánh sáng từ vật đến mắt không? Nếu có thì ánh sáng phải đi từ đâu?
- Yêu cầu HS đọc câu C2 và làm theo lệnh C2 .
- Yêu cầu học sinh lắp thí nghiệm như SGK Hướng dẫn để học sinh đặt mắt gần ống
- Nêu nguyên nhân nhìn thấy tờ giấy trắng trong hộp kín .
Nhớ lại : ánh sáng không đến mắt -> có nhìn thấy ánh sánh không?

II. Nhìn thấy một vật






- HS đọc câu C2 trong SGK

- HS thảo luận và làm thí nghiệm C2 theo nhóm.

- Học sinh trả lời và ghi:
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta .

HĐ5: Phân biệt nguồn sáng và vật sáng (5’)

- Làm thí nghiệm1.3: có nhìn thấy bóng đèn sáng không?
- Thí nghiệm 1.2a và 1.3: ta nhìn thấy tờ giấy trắng và day tóc bóng đèn phát sáng . Vậy chúng có đặc điểm gì giống và khác nhau?
- GV thông báo: Vậy dây tóc bóng đèn và mảnh giấy trắng đều phát ra ánh ssáng và gọi là vật sáng.
- Yêu cầu HS nghiên cứu và điền vào chỗ trống để hoàn thành kết luận.




- Cá nhân HS trả lời câu hỏi của GV .
- Học sinh rút ra kết luận và ghi vở KL


HĐ6 : Củng cố- Vận dụng- Hướng dẫn về nhà(10’)

- Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu C4 , C5
- Tại sao ta lại nhìn thấy cả vệt sáng?
- Qua bài học , yêu cầu HS rút ra kiến thức thu thập được

- GV cùng HS tham khảo mục có thể em chưa biết .
- Trả lời lại câu hỏi C1, C2,C3
Học thuộc phần ghi nhớ .
- làm bài tập 1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thế Vinh
Dung lượng: 1,55MB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)