Giáo án truyện ba cô gái

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Mai Hồng Nhung | Ngày 05/10/2018 | 70

Chia sẻ tài liệu: giáo án truyện ba cô gái thuộc Nhà trẻ

Nội dung tài liệu:

LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
ĐỀ TÀI: TRUYỆN “BA CÔ GÁI”
GV DẠY: ĐỖ THỊ MAI HỒNG NHUNG
LỚP : MN K2013
THỜI GIAN DẠY: 30 - 35 PHÚT
I. Mục đích yêu cầu
Kiến thức - Giúp trẻ cảm nhận và hiểu rõ sơ bộ nội dung của chuyện - Nắm tựa đề "3 cô gái" - Cảm nhận mối quan hệ về thời gian thông qua việc nhớ tên các nhân vật + Bà mẹ: Gắn với việc trẻ cảm nhận được tình cảm của bà mẹ yêu thương các con. + Sóc con: Với gắn liền với lời nói + Cô cả, cô hai gắn liền với hành động việc làm + Cô út : gắn với hành động - Từ đó cảm nhận được về tính cách của các nhân vật 2. Kỹ năng - Nghe và hiểu nội dung câu chuyện - Biết trả lời câu hỏi và nói trọn câu 3. Phát triển - Ngôn ngữ: + Từ mới: ròng rã, đi mãi, mệt mỏi + Câu:" Lớn nhanh như thổi và đẹp như trăng rằm" - Phát triển khả năng chú ý, tưởng tượng và tư duy 4. Giáo dục
Hướng trẻ đến việc đánh giá các tính cách các nhân vật và xác định mối quan hệ tình cảm với nhân vật chính diện. Trẻ cảm nhận được sự hiếu thảo của cô út. Từ đó yêu mến và học tập cô út.
II. Chuẩn bị:
Một số Slide minh họa câu chuyện
III. Tiến hành
* Gây hứng thú.
- Cho trẻ hát vận động bài: “Cả nhà thương nhau” và đi về chỗ ngồi.
- Trò chuyện với trẻ về gia đình
* Kể chuyện
a. Kể chuyện diễn cảm:
- Có một câu truyện kể về tình yêu thương của ba cô gái khi được tin mẹ ốm họ sẽ sử sự ra sao? Bây giờ các con hãy lắng nghe câu chuyện “Ba cô gái” nhé.
- Cô kể diễn cảm lần 1 kết hợp điệu bộ cử chỉ, giảng nội dung: “Câu chuyện nói về tình thương yêu của một người mẹ một mình nuôi dạy ba người con gái nhưng các con của bà thì cô chị cả và cô chị hai chưa biết yêu thương mẹ mà chỉ có cô út mới biết hiếu thảo với mẹ vì khi nghe tin mẹ ốm đã về với mẹ ngay”
- Cô kể lần 2 kết hợp slide minh hoạ. Giảng từ khó: “ròng rã, đi mãi, mệt mỏi”
+ Ròng rã: đi liên tục suốt không nghỉ.
+ Đi mãi: đi một quãng đường rất xa mới có thể tới nơi.
+ Mệt mỏi: Cơ thể thấm mệt cảm thấy nhức mỏi toàn thân.
+ Câu:" Lớn nhanh như thổi và đẹp như trăng rằm": Lớn rất nhanh và rất xinh đẹp.
b. Giảng giải trích dẫn, đàm thoại giúp trẻ hiểu tác phẩm:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì ?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
* Cô kể:" từ đầu đến .........thăm ta Sóc nhé".
- Thế khi bà bị ốm bà đã dặn sóc như thế nào?
- Cả lớp - cá nhân nói.
* Cô kể: "Sóc con vâng lời .....Chị cả đang cọ chậu".
- Khi nghe Sóc nói mẹ bi ốm chị cả đã nói gì?(Cả lớp thể hiện giọng)
- Điều gì đã xảy ra với chị cả?
* Cô kể: "Sóc con .....Chị hai đang xe chỉ".
- Chi hai đã nói gì với Sóc khi nghe tin mẹ ốm?
- Điều gì đã xảy ra với chị hai?
* Cô kể"Sóc lại đến nhà cô gái út ....Quí mến cô".
- Khi nghe tin cô út đã làm gì?
- Trong câu chuyện này con thích cô nào nhất? Vì sao?
=) Các con ạ yêu mẹ đó là một điều thật đáng quí, bây giờ cô con mình cùng kể lại chuyện "Ba cô gái "nhé.
c. Dạy trẻ kể lại truyện:
- Cô kể tóm tắt lại câu chuyện 1 lần cho trẻ nhớ.
Cô đóng là người dẫn chuyện gợi ý để cả lớp cùng kể 1 – 2 lần
- Cho cá nhân trẻ lên kể 1 lần
Cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ sau mỗi lần trẻ kể
* Chơi "Đoán ý đồng đội"
Cô cho trẻ nói về luật chơi, cách chơi sau đó hướng dẫn trẻ chơi
* Kết thúc:
- Cả lớp cùng hát bài : Cả nhà thương nhau”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Mai Hồng Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)