Giáo án Tin7 HKI (Chuẩn KTKN)
Chia sẻ bởi Pearl River |
Ngày 25/10/2018 |
15
Chia sẻ tài liệu: Giáo án Tin7 HKI (Chuẩn KTKN) thuộc Tin học 7
Nội dung tài liệu:
Ngày dạy: ……………...……
Tiết:………… – Tuần:…..
Bài 1: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?
( MỤC TIÊU:
- Biết được các bước thực hiện định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và chọn màu.
- Biết được nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống và trong học tập.
- Nhận biết được các thành phần cơ bản của màn hình bảng tính
- Hiểu khái niệm hàng, cột, ô, địa chỉ ô tính.
- Biết cách nhập, sửa, xóa dữ liệu trên trang tính và cách di chuyển trên trang tính.
( CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 2), giáo án, phòng máy tính, máy chiếu Projector.
- Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 2).
( PHƯƠNG PHÁP:
- Minh họa, thuyết trình
( HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1./ Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp.
2./ Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ.
3./ Giảng bài mới:
a./ Giới thiệu bài mới: (1’)
Ở chương trình lớp 6 chúng ta đã tìm hiểu về phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word với những ứng dụng rộng rãi của nó trong việc soạn thảo văn bản, hôm nay thầy sẽ giới thiệu với các em một phần mềm nữa cũng rất quan trọng và được ứng dụng nhiều trong thực tế đó là phần mềm phần mềm bản tính điện tử trong Microsoft Excel thuộc bộ Microsoft Office của hãng Microsoft.
b./ Tiến trình bài dạy:
Nội dung - Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bảng và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng.(15’)
Ở cuối năm học lớp 6, các em đã được học cách trình bày một số nội dung văn bản bằng bảng cho cô đọng và dễ hiểu, dễ so sánh.
Hỏi: Em nào có thể đưa ra một số ví dụ về việc trình bày bằng bảng?
Đưa ra thêm 1 số ví dụ về bảng như bảng điểm của lớp (hình 1 trang 3 SGK).
Nếu ta trình bày bằng bảng trong Word chúng ta phải nhập số liệu cụ thể cho từng ô nhưng trong bảng tính điện tử các công việc tính toán chúng ta có thể thực hiện một cách tự động, nhanh chóng và chính xác nhờ cách sử dụng các công thức hay hàm tính toán thích hợp như trong bảng điểm trên thì cột điểm trung bình được tính toán tự động nhờ việc sử dụng công thức tính toán phù hợp.
Công việc này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều thời gian mà kết quả lại nhanh chóng và chính xác.
Các em hãy quan sát ví dụ thứ 3 trang 4 SGK.
Hỏi: Em nào có thể cho các bạn biết bản tính điện tử còn những ích lợi nào nữa?
Ngoài ra bảng tính điện tử còn có nhiều tính năng khác như sắp xếp dữ liệu theo 1 thứ tự nhất định, tìm kiếm nhanh dữ liệu, …
Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về các tính năng của bảng tính điện tử trong các phần tiếp theo.
Trả lời: Danh bạ điện thoại, địa chỉ, bảng báo cáo kết quả học tập cá nhân, bảng tổng sắp huy chương các kì thể thao, lịch thi đấu bóng đá,…
HS quan sát và lắng nghe về ích lợi của bản tính điện tử.
Trả lời: bảng tính điện tử còn có thể giúp ta biểu diễn các số liệu bằng biểu đồ trực quan sinh động để dễ so sánh và dễ nhớ.
Hoạt động 2: Giới thiệu chương trình bảng tính. (20’)
a. Màn hình làm việc:
Các em hãy quan sát màn hình làm việc của một số chương trình bảng tính (hình 4 trang 5 SGK).
Hỏi: Các em hãy so sánh giữa màn hình làm việc của chương trình bảng tính với màn hình làm việc của chương trình soạn thảo văn bản Word ( giống nhau và khác nhau)?
b. Dữ liệu:
Chương trình bảng tính dùng chủ yếu để thực hiện các tính toán nên nó có các tính năng riêng khác với chương trình soạn thảo văn bản. chương trình bảng tính lưu giữ và xử lí nhiều kiểu dữ liệu khác nhau. Ví dụ: dữ liệu kiểu kí tự (họ tên), kiểu số (điểm các môn học),… Dữ liệu nhập vào được lưu giữ và xử lí trong các ô.
Hỏi: các em hãy chỉ ra các kiểu dữ liệu có trong ví dụ 2 trang 4 SGK?
c. Khả năng tính toán và sử dụng các hàm có sẵn:
-Với chương trình bảng tính, em có thể thực hiện một cách tự động nhiều công việc tính tóan mà không cần tính lại. Khi dữ liệu ban đầu thay đổi kết quả tính toán sẽ tự động
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Pearl River
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)