Giao an tin hoc 7( Tuan 2)
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Lương |
Ngày 25/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: giao an tin hoc 7( Tuan 2) thuộc Tin học 7
Nội dung tài liệu:
Tuần: 2 Ngày soạn: 30/08/2008
Tiết: 3 Ngày dạy:
BÀI 1:
CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?
( tt )
I. Mục đích, yêu cầu:
Giúp học sinh:
Nắm được các thành phần chính trên trang tính.
Nắm được thao tác chọn các đối tượng trên bảng tính.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo án, SGK, sách tham khảo.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định nề nếp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới:
Ở tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu thế nào là chương trình bảng tính, nắm được các đặc trưng chung của các chương trình bảng tính.
Chúng ta đã biết hiện nay có rất nhiều chương trình bảng tính nhưng được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất là chương trình bảng tính Excel. Hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về chương trình bảng tính Excel:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Màn hình làm việc của chương trình bảng tính
Gv: Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về màn hình làm việc của chương trình bảng tính Excel.
Gv: Cho Hs quan sát màn hình làm việc của chương trình soạn thảo văn bản Word.
Hs: Quan sát.
Gv: Yêu cầu Hs lên chỉ các thành phần chính trong cửa sổ làm việc của Word.
Hs: Lên bảng
Gv: Cho Hs quan sát màn hình làm việc của chương trình bảng tính Excel.
Cũng tương tự như chương trình soạn thảo văn bản Word, màn hình làm việc của chương trình bảng tính Excel cũng gồm có: Thanh tiêu đề, các bảng chọn, thanh công cụ (gồm các nút lệnh).
Ngoài ra, màn hình làm việc của chương trình bảng tính Excel còn có: Thanh công thức, Bảng chọn Data, Trang tính.
Gv: Giải thích rõ các thành phần chính trong màn hình làm việc của chương trình bảng tính Excel. Đặc biệt là trang tính.
Hs: Lắng nghe và quan sát.
Gv: Hướng dẫn trên máy giúp Hs hiểu thế nào là ô, khối và địa chỉ của ô, khối.
Hs: Lắng nghe và quan sát.
Hoạt động 2: Nhập dữ liệu vào trang tính
Gv: Qua phần trên chúng ta đã hiểu thế nào là ô tính. Vậy làm sao chúng ta có thể nhập dữ liệu vào ô cần nhập? Hoặc khi đã nhập nhưng chẳng may chúng ta nhập sai thì bằng cách nào chúng ta sửa được dữ liệu đó?
Gv: Giới thiệu phần a.
Gv: Thao tác nháy chuột chọn một ô được gọi là kích hoạt ô tính. Khi một ô tính được chọn thì ta sẽ thấy xung quanh ô đó có viền đậm. Lúc đó dữ liệu chúng ta nhập vào sẽ được lưu trong ô đó.
Gv: Lưu ý Hs khi sửa dữ liệu thì ta phải nhấp đúp chuột vào ô cần sửa, khác với nhập là chỉ cần nhấp chuột chọn ô.
Gv: Hướng dẫn học sinh 2 cách di chuyển trên máy để học sinh quan sát, và giúp Hs phân biệt 2 cách khác nhau như thế nào?
Gv: Lưu ý Hs khi muốn gõ dấu tiếng việt thì cần phải có chương trình hỗ trợ gõ (chẳng hạn như Vietkey, Uni Key…)
Gv: Giới thiệu 2 kiểu gõ chữ Việt hiện nay là TELEX và VNI. Quy tắc gõ chữ Việt trong Excel tương tự như trong chương trình soạn thảo văn bản Word.
3. Màn hình làm việc của chương trình bảng tính:
* Thanh tiêu đề.
* Thanh công cụ: gồm các nút lệnh.
* Các bảng chọn: File, Edit, View…
* Thanh công thức: sử dụng để nhập, hiển thị dữ liệu hoặc công thức trong ô tính.
* Bảng chọn Data (dữ liệu): gồm các lệnh dùng để xử lý dữ liệu.
* Trang tính:
- Gồm các cột và các hàng là miền làm việc chính của bảng tính.
+ Cột: được đánh thứ tự từ trái sang phải bằng các chữ cái A, B, C, D…
+ Hàng: được đánh thứ tự từ trên xuống dưới bằng các số 1, 2, 3, 4…
- Vùng giao nhau giữa cột và hàng là ô tính dùng để chứa dữ liệu.
+ Địa chỉ của một ô tính: là cặp tên cột và hàng mà ô nằm trên đó.
+ Ví dụ: A1 là ô nằm ở cột A và hàng 1; D3
Tiết: 3 Ngày dạy:
BÀI 1:
CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?
( tt )
I. Mục đích, yêu cầu:
Giúp học sinh:
Nắm được các thành phần chính trên trang tính.
Nắm được thao tác chọn các đối tượng trên bảng tính.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo án, SGK, sách tham khảo.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định nề nếp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới:
Ở tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu thế nào là chương trình bảng tính, nắm được các đặc trưng chung của các chương trình bảng tính.
Chúng ta đã biết hiện nay có rất nhiều chương trình bảng tính nhưng được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất là chương trình bảng tính Excel. Hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về chương trình bảng tính Excel:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Màn hình làm việc của chương trình bảng tính
Gv: Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về màn hình làm việc của chương trình bảng tính Excel.
Gv: Cho Hs quan sát màn hình làm việc của chương trình soạn thảo văn bản Word.
Hs: Quan sát.
Gv: Yêu cầu Hs lên chỉ các thành phần chính trong cửa sổ làm việc của Word.
Hs: Lên bảng
Gv: Cho Hs quan sát màn hình làm việc của chương trình bảng tính Excel.
Cũng tương tự như chương trình soạn thảo văn bản Word, màn hình làm việc của chương trình bảng tính Excel cũng gồm có: Thanh tiêu đề, các bảng chọn, thanh công cụ (gồm các nút lệnh).
Ngoài ra, màn hình làm việc của chương trình bảng tính Excel còn có: Thanh công thức, Bảng chọn Data, Trang tính.
Gv: Giải thích rõ các thành phần chính trong màn hình làm việc của chương trình bảng tính Excel. Đặc biệt là trang tính.
Hs: Lắng nghe và quan sát.
Gv: Hướng dẫn trên máy giúp Hs hiểu thế nào là ô, khối và địa chỉ của ô, khối.
Hs: Lắng nghe và quan sát.
Hoạt động 2: Nhập dữ liệu vào trang tính
Gv: Qua phần trên chúng ta đã hiểu thế nào là ô tính. Vậy làm sao chúng ta có thể nhập dữ liệu vào ô cần nhập? Hoặc khi đã nhập nhưng chẳng may chúng ta nhập sai thì bằng cách nào chúng ta sửa được dữ liệu đó?
Gv: Giới thiệu phần a.
Gv: Thao tác nháy chuột chọn một ô được gọi là kích hoạt ô tính. Khi một ô tính được chọn thì ta sẽ thấy xung quanh ô đó có viền đậm. Lúc đó dữ liệu chúng ta nhập vào sẽ được lưu trong ô đó.
Gv: Lưu ý Hs khi sửa dữ liệu thì ta phải nhấp đúp chuột vào ô cần sửa, khác với nhập là chỉ cần nhấp chuột chọn ô.
Gv: Hướng dẫn học sinh 2 cách di chuyển trên máy để học sinh quan sát, và giúp Hs phân biệt 2 cách khác nhau như thế nào?
Gv: Lưu ý Hs khi muốn gõ dấu tiếng việt thì cần phải có chương trình hỗ trợ gõ (chẳng hạn như Vietkey, Uni Key…)
Gv: Giới thiệu 2 kiểu gõ chữ Việt hiện nay là TELEX và VNI. Quy tắc gõ chữ Việt trong Excel tương tự như trong chương trình soạn thảo văn bản Word.
3. Màn hình làm việc của chương trình bảng tính:
* Thanh tiêu đề.
* Thanh công cụ: gồm các nút lệnh.
* Các bảng chọn: File, Edit, View…
* Thanh công thức: sử dụng để nhập, hiển thị dữ liệu hoặc công thức trong ô tính.
* Bảng chọn Data (dữ liệu): gồm các lệnh dùng để xử lý dữ liệu.
* Trang tính:
- Gồm các cột và các hàng là miền làm việc chính của bảng tính.
+ Cột: được đánh thứ tự từ trái sang phải bằng các chữ cái A, B, C, D…
+ Hàng: được đánh thứ tự từ trên xuống dưới bằng các số 1, 2, 3, 4…
- Vùng giao nhau giữa cột và hàng là ô tính dùng để chứa dữ liệu.
+ Địa chỉ của một ô tính: là cặp tên cột và hàng mà ô nằm trên đó.
+ Ví dụ: A1 là ô nằm ở cột A và hàng 1; D3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Lương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)