Giáo án tin học 7 -THCS Hòa bình-Long Thành
Chia sẻ bởi Phan Huy Hùng |
Ngày 25/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: Giáo án tin học 7 -THCS Hòa bình-Long Thành thuộc Tin học 7
Nội dung tài liệu:
Tuần : 1 Ngày soạn : 3 – 9 – 2007
Tiết : 1_2 Ngày dạy : 6 – 9 – 2007
PHẦN 1: BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ
BÀI 1: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?
I. Mục đích, yêu cầu:
Giúp học sinh nắm được thế nào là chương trình bảng tính.
Học sinh nắm được các đặc trưng chung của các chương trình bảng tính.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo án, SGK, sách tham khảo.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định nề nếp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới:
Trong quá trình phát triển thì Công nghệ thông tin luôn đóng vai trò rất quan trọng. Nhờ vào máy tính điện tử mà chúng ta có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề trong cuộc sống.
Trong chương trình lớp 6 các em đã bắt đầu làm quen với tin học và máy tính điện tử, nắm được các kiến thức cơ bản về hệ điều hành và đặc biệt là được tìm hiểu rất kỹ về chương trình soạn thảo văn bản. Chương trình soạn thảo văn bản giúp chúng ta tạo ra các trang văn bản có bố cục đẹp, hợp lý (Vd: Sách giáo khoa)
Trong chương trình lớp 7, các em sẽ được làm quen với một chương trình mới rất tiện ích đó là chương trình bảng tính. Chương trình này biểu diễn thông tin dưới dạng bảng sẽ giúp chúng ta có thể tính toán các số liệu một cách nhanh chóng, chính xác và rất dễ theo dõi.
Để hiểu rõ hơn về chức năng của chương trình bảng tính hôm nay chúng ta sẽ vào bài đầu tiên:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Bảng và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng
Gv: Bảng luôn có 2 thành phần chính đó là cột và dòng.
Trong thực tế nhiều thông tin có thể được biểu diễn dưới dạng bảng, giúp chúng ta dễ theo dõi, so sánh, sắp xếp, tính toán…chẳng hạn như bảng điểm lớp, bảng điểm cá nhân…
Gv: Gọi Hs đọc ví dụ 1 (SGK/3)
Hs: Đọc bài.
Gv cho học sinh quan sát bảng phụ. (Hình 1/SGK trang 3)
Hs: Quan sát
Gv: Quan sát bảng điểm và cho biết Điểm trung bình của bạn nào cao nhất?
Hs: Trả lời.
Gv: Em hãy nhìn vào cột điểm môn Tin học và cho biết bạn nào có điểm cao nhất?
Hs: Trả lời.
Gv: Khi sử dụng bảng điểm thì thầy(cô) có thể dễ dàng theo dõi, phân loại kết quả học tập của từng học sinh. Và khi nhìn vào bảng điểm thì em có thể thấy ngay kết quả học tập của mình và của các bạn trong lớp, biết được bạn nào cao điểm nhất lớp, bạn nào thấp điểm nhất.
Gv: Ngoài bảng điểm của cả lớp thì em cũng có thể lập bảng điểm để theo dõi kết quả học tập của riêng em.
Gv: Cho Hs quan sát bảng phụ. (Hình 2/SGK trang 4)
Hs: Quan sát
Gv: Giải thích cho Hs các thông tin cần thiết trong bảng điểm cá nhân.
Hs: Lắng nghe
Gv: Nhìn vào bảng điểm thì em sẽ thấy ngay kết quả học tập của mình. Và biết được môn nào giỏi, môn nào chưa giỏi để từ đó phát huy và cố gắng học tập.
Gv: Từ số liệu trong bảng đôi khi người ta còn nhu cầu vẽ biểu đồ minh hoạ trực quan cho các số liệu ấy từ đó giúp ta dễ so sánh hơn.
Gv: Yêu cầu học sinh xem ví dụ 3
Hs: Xem ví dụ
Gv: Giải thích các dữ liệu trong biểu đồ.
Hs: Lắng nghe
Gv: Lấy ví dụ dữ liệu % số học sinh giỏi, khá, trung bình của lớp để học sinh dễ hiểu hơn.
Gv: Lưu ý học sinh khi có bảng số liệu thì ta mới có thể vẽ được biểu đồ.
Gv: Như vậy, nhờ vào chương trình bảng tính chúng ta không những thực hiện các tính toán phổ biến như tính tổng, trung bình cộng…mà còn có thể vẽ biểu đồ minh hoạ cho các số liệu tương ứng, đó là nhu cầu thường gặp trong thực tế.
Gv: Vậy bảng chương trình bảng tính là gì?
Hs: Trả lời.
Hs: Ghi bài
Hoạt động 2: Chương trình bảng tính
Gv: Hiện nay có rất nhiều chương trình bảng tính. Tuy nhiên chúng đều có một số đặc trưng chung.
Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu xem chúng có những đặc trưng chung nào?
Gv: Nêu các thành phần chính trong cửa sổ làm việc
Tiết : 1_2 Ngày dạy : 6 – 9 – 2007
PHẦN 1: BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ
BÀI 1: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?
I. Mục đích, yêu cầu:
Giúp học sinh nắm được thế nào là chương trình bảng tính.
Học sinh nắm được các đặc trưng chung của các chương trình bảng tính.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo án, SGK, sách tham khảo.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định nề nếp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới:
Trong quá trình phát triển thì Công nghệ thông tin luôn đóng vai trò rất quan trọng. Nhờ vào máy tính điện tử mà chúng ta có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề trong cuộc sống.
Trong chương trình lớp 6 các em đã bắt đầu làm quen với tin học và máy tính điện tử, nắm được các kiến thức cơ bản về hệ điều hành và đặc biệt là được tìm hiểu rất kỹ về chương trình soạn thảo văn bản. Chương trình soạn thảo văn bản giúp chúng ta tạo ra các trang văn bản có bố cục đẹp, hợp lý (Vd: Sách giáo khoa)
Trong chương trình lớp 7, các em sẽ được làm quen với một chương trình mới rất tiện ích đó là chương trình bảng tính. Chương trình này biểu diễn thông tin dưới dạng bảng sẽ giúp chúng ta có thể tính toán các số liệu một cách nhanh chóng, chính xác và rất dễ theo dõi.
Để hiểu rõ hơn về chức năng của chương trình bảng tính hôm nay chúng ta sẽ vào bài đầu tiên:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Bảng và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng
Gv: Bảng luôn có 2 thành phần chính đó là cột và dòng.
Trong thực tế nhiều thông tin có thể được biểu diễn dưới dạng bảng, giúp chúng ta dễ theo dõi, so sánh, sắp xếp, tính toán…chẳng hạn như bảng điểm lớp, bảng điểm cá nhân…
Gv: Gọi Hs đọc ví dụ 1 (SGK/3)
Hs: Đọc bài.
Gv cho học sinh quan sát bảng phụ. (Hình 1/SGK trang 3)
Hs: Quan sát
Gv: Quan sát bảng điểm và cho biết Điểm trung bình của bạn nào cao nhất?
Hs: Trả lời.
Gv: Em hãy nhìn vào cột điểm môn Tin học và cho biết bạn nào có điểm cao nhất?
Hs: Trả lời.
Gv: Khi sử dụng bảng điểm thì thầy(cô) có thể dễ dàng theo dõi, phân loại kết quả học tập của từng học sinh. Và khi nhìn vào bảng điểm thì em có thể thấy ngay kết quả học tập của mình và của các bạn trong lớp, biết được bạn nào cao điểm nhất lớp, bạn nào thấp điểm nhất.
Gv: Ngoài bảng điểm của cả lớp thì em cũng có thể lập bảng điểm để theo dõi kết quả học tập của riêng em.
Gv: Cho Hs quan sát bảng phụ. (Hình 2/SGK trang 4)
Hs: Quan sát
Gv: Giải thích cho Hs các thông tin cần thiết trong bảng điểm cá nhân.
Hs: Lắng nghe
Gv: Nhìn vào bảng điểm thì em sẽ thấy ngay kết quả học tập của mình. Và biết được môn nào giỏi, môn nào chưa giỏi để từ đó phát huy và cố gắng học tập.
Gv: Từ số liệu trong bảng đôi khi người ta còn nhu cầu vẽ biểu đồ minh hoạ trực quan cho các số liệu ấy từ đó giúp ta dễ so sánh hơn.
Gv: Yêu cầu học sinh xem ví dụ 3
Hs: Xem ví dụ
Gv: Giải thích các dữ liệu trong biểu đồ.
Hs: Lắng nghe
Gv: Lấy ví dụ dữ liệu % số học sinh giỏi, khá, trung bình của lớp để học sinh dễ hiểu hơn.
Gv: Lưu ý học sinh khi có bảng số liệu thì ta mới có thể vẽ được biểu đồ.
Gv: Như vậy, nhờ vào chương trình bảng tính chúng ta không những thực hiện các tính toán phổ biến như tính tổng, trung bình cộng…mà còn có thể vẽ biểu đồ minh hoạ cho các số liệu tương ứng, đó là nhu cầu thường gặp trong thực tế.
Gv: Vậy bảng chương trình bảng tính là gì?
Hs: Trả lời.
Hs: Ghi bài
Hoạt động 2: Chương trình bảng tính
Gv: Hiện nay có rất nhiều chương trình bảng tính. Tuy nhiên chúng đều có một số đặc trưng chung.
Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu xem chúng có những đặc trưng chung nào?
Gv: Nêu các thành phần chính trong cửa sổ làm việc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Huy Hùng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)