Giao an tiet 37 52

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Quỳnh | Ngày 14/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: Giao an tiet 37 52 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Tuần 19 . (14 – 19 / 1 / 2008 ). Ngày soạn : 13 / 1 / 2008
Tiết: 37 . Bài : 33 DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU .
I. Mục tiêu :
-Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi của đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây .
-Phát biểu được đặc diểm của I xoay chiều là I cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi .
-Bố trí được TN, tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín theo hai cách , cho nam châm quay hoặc cho cuộn dây quay . Dùng đèn LED để phát hiện sự thay đổi chiều của I .
-Dựa vào quan sát TN để rút ra điều kiện chung là xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều .
II. Chuẩn bị :
* Đối với mỗi nhóm HS :
-1 cuộn dây dẫn kín có 2 bóng đèn LED mắc song song , ngược chiều vào mạch điện .
-1 nam châm vĩnh cửu có thể quay quanh một trục thẳng đứng .
-1 mô hình cuộn dây quay trong từ trường của nam châm .
* Đối với GV :
-1 bộ TN phát hiện dòng điện xoay chiều gồm một cuộn dây dẫn kín có mắc hai bóng đèn LED song song , ngược chiều có thể quay trong từ trường của một nam châm .
III . Tổ chức hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 Ghi bảng

Hoạt đôïng 1 : Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, nêu vấn đề mới . ( 6’)
-Điều kiện xuất hiện I cảm ứng ?
-Giải thích vì sao khi quay núm đinamô thì đèn xe đạp phát sáng ?
-Cho HS một bộ pin hay ắc qui 3V và một nguồn điện 3V lấy từ lưới điện trong nhà .
-Lắp bóng đèn vào hai nguồn điện nói trên, đèn sáng chứng tỏ điều gì ?
-Dùng Vôn kế một chiều đo U giữa hai đầu mỗi nguồn cho HS quan sát .
-Mắc vôn kế vào mạch, kim điện kế không quay . Đổi chỗ hai chốt cắm vào vào ổ lấy điện, kim điện kế vẫn không quay mặc dù vẫn có dòng điện . Các em giải thích hiện tượng này như thế nào ?
-Giới thiệu dòng điện vừa phát hiện có tên là I xoay chiều. Vì sao gọi là I xoay chiều? Cách tạo ra I xoay chiều ?
Hoạt động 2 : Chiều của DĐCƯ . ( 15’)
-Gọi HS đọc phần TN, C1, quan sát hình 33.1.
-Có phải cứ mắc đèn LED vào nguồn điện thì nó sẽ phát sáng hay không ?
-Vì sao phải dùng hai đèn LED mắc // và ngược chiều ?
-Phát dụng cụ TN, cho HS tiến hành TN và trả lời các câu hỏi sau :
+Đưa NC từ ngoài vào trong ống dây thì đèn nào sáng ? Số ĐST xuyên qua ống dây biến thiên như thế nào ?
+TT khi kéo NC từ trong cuộn dây ra .
+Từ kết quẩ TN các em có kết luận gì ?
-Gọi đại diện nhóm phát biểu kết quả TN và nêu kết luận .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
-Gọi HS khác nhắc lại kết luận .
-Yêu cầu HS đọc mục 3 phần I ( Phát biểu dòng điện xoay chiều là gì ?
-Gọi HS khác nhắc lại .
Hoạt động 3 : Cách tạo ra dòng điện xoay chiều ( 12’)
-Cho HS quan sát hình 33.2, đọc C2, thảo luận ( nêu dự đoán .
-Gọi đại diện nhóm trình bày lập luận rút ra dự đoán . Các nhóm khác nhận xét bổ sung hoàn chỉnh .
-Phát dụng cụ cho các nhóm tiến hành TN kiểm tra dự đoán .
-Gọi HS pbiểu KQTN so với dự đoán .
-Ở hình 33.3 và C3 thực hiện tt C2 nhưng GV làm TN hình 33.4 cho HS quan sát.
-Gọi HS phân tích kết quả quan sát được có phù hợp với dự đoán không ?
-Chúng ta có thể tạo ra dòng điện xoay chiều bằng những cách nào ?
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố, dặn dò.( 9’)
-Yêu cầu HS cho NC quay quanh những trục khác nhau trước cuộn dây tìm xem có trường hợp nào mà trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều ?
-HS phát biểu các HS khác nhận xét .
-Gọi HS đọc và phát biểu C4 .
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK .
-Về nhà học bài, làm bài tập 33.1 ( 33.4 SBT, đọc trước bài : Máy phát điện xoay chiều . Tìm hiểu :
+Cấu tạo và hoạt động của MPĐXC .
+MPĐXC trong kĩ thuật có gì khác so với lí thuyết ? Tại sao ?


-Trả lời các câu hỏi của GV.





-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Quỳnh
Dung lượng: 371,50KB| Lượt tài: 22
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)