Giáo an thao giảng lịch sử 9

Chia sẻ bởi Trần Hồng Anh | Ngày 16/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Giáo an thao giảng lịch sử 9 thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn:22/11/2009
Chương IV
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
(1939-1945)
BÀI 21
Tiết:31
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939-1945)

A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
-Những nguyên nhân chính dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.
-Diễn biến chính của chiến tranh: Các giai đoạn, các sự kiện chính và tác động của nó đối với tiến trình chiến tranh.
2.Kĩ năng:
-Kỹ năng phân tích đánh giá một vấn đề một sự kiện lịch sử.
-Sử dụng bản đồ chiến sự ,hiểu và trình bày.
3.Tư tưởng:
-Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về hậu quả sau chiến tranh đối với toàn nhân loại.
-Giáo dục cho học sinh tinh thần chiến đấu, kiên cường, bất khuất chống chủ nghĩa phát xít.
B.Phương tiện dạy học:
-Lược đồ Chiến tranh thế giới thứ hai.
-Tư liệu tranh ảnh minh hoạ.
C.Thiết kế bài học:
I. ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy trình bày cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
GV: đáp án:
Nhận xét:
Cho điểm
III. Bài mới:
1. Giới thiệu;
Sau cuộc khủng hoảng, kinh tế thế giới 1929 –1938. Một số nước tư bản đã phát xít hoá chính quyền, đặt nhân loại trước nguy cơ chiến tranh thế giới mới: Chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Bài học:
HS đọc phần chữ nhỏ xanh ở phần đầu bài học SGK
GV. Vậy thì chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến và kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến giai đoạn đầu của chiến tranh.

Họat động của GV và HS
Nội dung cần đạt

I. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai :

HS đọc nội dung 1 SGK
(từ đầu đến chiến tranh chia lại thế giới)
Qua phần bạn đọc em hãy cho biết, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, mối quan hệ giữa các nước tư bản như thế nào?
HS: dựa vào SGK trả lời.
GV: Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa ....

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã gây ra hậu quả gì?
HS: Thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 (đây là một cuộc khủng hoảng thừa), nó tác động đến nền kinh tế của thế giới.
- Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở một số nước: Đức - Ý - Nhật
- Các nước Anh-Pháp-Mỹ ...

=> Giữa các nước đế quốc hình thành hai khối đối địch nhau.
Khối phát xít Đức - Ý - Nhật có ý đồ gì?
HS: tự trả lời....
GV phân tích:
+ Khối Phát xít: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản (tìm cách thoát khỏi khủng hoảng bằng cách gây chiến tranh chia lại thế giới)
Vì: các nước này là những nước Đế quốc trẻ, có ít thuộc địa, ....
Trong lúc đó:
+ Khối: Anh, Pháp, Mĩ có nhiều thuộc địa (Muốn giữ nguyên trạng thế giới)

=> Cả hai khối này mâu thuẩn với nhau nhưng đều coi Liên Xô là kẻ thù chung cần tiêu diệt. Vì sao vậy?
HS trả lời:

GV giải thích:
Đều mâu thuẩn với Liên Xô (XHCN)

GV: tuy nhiên:
Anh-Pháp-Mỹ lại thực hiện chính sách hai mặt:
Gv cho HS quan sát hình 75

Em có nhận xét gì về chính sách nhượng bộ của các nước đế quốc và hình 75 ?

HS: => Anh, Pháp, Mỹ thỏa hiệp với Đức để Đức tấn công Liên Xô

Vì thế cho nên: Trước thái độ nhượng bộ của A-P-M đã thôn tính Áo - Tiệp ....
- Ngày 1-9-1939 phát xít Đức tấn công Ba Lan
- Anh, Pháp, Mỹ tuyên chiến với Đức

=> Chiến tranh thứ hai bùng nổ.

GV: Vậy đến đây chúng ta đã hình dung được nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới hai là (*)
Vậy diễn biến cuộc chiến tranh như thế nào? Mời các em theo dõi phần II




1.Nguyên nhân sâu xa.



- Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa ....



2. Nguyên nhân trực tiếp:

- Khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
=> Chủ nghĩa phát xít lên nắm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hồng Anh
Dung lượng: 58,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)