Giáo án sử 9 (4 cột) 2012-2013

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Bình | Ngày 16/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: giáo án sử 9 (4 cột) 2012-2013 thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
CHÂU THÀNH LỚP 9 TRUNG HỌC SƠ SỞ
MÔN lỊCH SỬ - NĂM HỌC 2009 - 2010
Đề chính thức Thời gian : 150 phút ( không kể phát đề )



Đề:

Câu 1: (3 điểm)
Em hãy giải thích vì sao Ngô Quyền sau khi giành được độc lập cho Tổ Quốc chỉ xưng vương, còn Đinh Bộ Lĩnh sau khi thống nhất đất nước lại xưng đế?

Câu 2: (4 điểm)
Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII).

Câu 3: (4 điểm)
Hãy trình bày những thành tựu chủ yếu về khoa học kỹ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX.

Câu 4: (4 điểm)
Hãy nêu xu thế phát triển chính của thế giới ngày nay?

Câu 5: (5 điểm)
Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức với các dân tộc?





Hết








PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM
CHÂU THÀNH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 TRUNG HỌC SƠ SỞ
MÔN LỊCH SỬ - NĂM HỌC 2009 - 2010



DUNG
ĐIỂM

Câu 1:
Ngô Quyền sau khi giành độc lập cho Tổ quốc chỉ xưng vương, bởi vì:
- Vương là tước hiệu của vua nước nhỏ, chịu thần phục của nước khác, ở đây không phải Ngô Quyền thần phục phong kiến phương Bắc mà ông nhận thức được rằng mối quan hệ giao bang giữa ta và Trung Quốc là rất quan trọng, nên ông thận trọng chỉ xưng vương để tránh sự đối đầu với phong kiến phương Bắc khi nền độc lập của ta còn non trẻ.
- Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế, Hoàng đế là tước hiệu của vua nước lớn, mạnh có nhiều nước thần phục nên so với thời Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền đôc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc, nước Đại Cồ Việt ngang hàng với Trung Quốc chứ không phải phụ thuộc, Hoàng đế nước Việt ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc. Mặc dù xưng đế nhưng ông ý thức được quan hệ giao bang rất quan trọng giữa ta và Trung Quốc.

Câu 2:
Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII):
- Toàn dân tham gia kháng chiến.
- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện. Nổi lên hai Hội nghị Bình Than – Diên Hồng với mục tiêu: đoàn kết đành giặc, bảo vệ Tổ quốc.
- Có sự lãnh đạo của nhà quân sự thiên tài: Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo), vua tôi nhà Trần có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
- Tinh thần hy sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
- Cách đánh giặc đúng đắn đó là: thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ thù, tránh chỗ mạnh và đánh vào chỗ yếu của giặc, biết phát huy chỗ mạnh lợi thế của đất nước, buộc định từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động sang bị động để tiêu diệt chúng.

Câu 3:
- Bước vào thế kỉ XX, trên đà phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp, nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựu rực rỡ về khoa học – kĩ thuật.
- Trong lĩnh vực Vật lí, sự ra đời của lí thuyết tương đối của nhà bác học Đức Anbe Anhxtanh, đã mang lại một dấu ấn sâu sắc cho khoa học hiện đại khi xét lại các khái niệm Vật lí về không gian và thời gian. Có thể nói, các phát minh lớn về Vật lí học của thế kỉ XX, từ năng lượng nguyên tử đến tia lade, bán dẫn… đều có liên quan đến lí thuyết này.
- Các lĩnh vực khác như Hóa học, Sinh học, các khoa học về Trái Đất (Hải dương học, Khí tượng học…) đều đạt đạt được những thành tựu to lớn.
- Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã được đưa vào sử dụng như điện tín, điện thoại, rađa, hàng không, điện ảnh với phim có tiếng nói và hình màu đẹp.
- Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật đã mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người. Nhưng mặt khác, chính những thành tựu khoa học cũng được sử dụng để trở thành những phương tiện chiến tranh gây ra những thảm họa cho nhân loại (
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Bình
Dung lượng: 586,65KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)