Giao an sinh hoc

Chia sẻ bởi Võ Thị Huỳnh Như | Ngày 07/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: giao an sinh hoc thuộc Tiếng Anh 8

Nội dung tài liệu:

Nhóm 3
Tên :
Nguyễn Thành Long
Trần Xuân Soạn
Phạm Thị Thùy Trang
Võ Thùy Trang
Nguyễn Thị Nhi
Biện Phạm Cẩm Giang
Nguyễn Thị Hoài Thương
Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát nằm trên địa phận huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh khoảng 30km về phía bắc tây bắc. 
Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát có hệ động thực vật phong phú chủ yếu là rừng nguyên sinh, địa hình khá bằng phẳng.
Với diện tích 18.765 ha, nằm ở độ cao từ 5-10m so với mực nước biển và là khu vực có rừng che phủ lớn nhất tại tỉnh Tây Ninh, được chia thành ba phân khu. Trong đó, khu được bảo vệ nghiêm ngặt là 8.590ha, khu phục hồi sinh thái: 10.080 ha còn lại là khu hành chính dịch vụ.



Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát là khu vực có rừng che phủ lớn nhất tại tỉnh Tây Ninh, chiếm 26% tổng diện tích che phủ rừng tự nhiên của tỉnh. Thảm thực vật rừng khu vực có dạng khảm giữa rừng bán rụng lá, rừng rụng lá trên đất thấp (do đất nghèo và chế độ thủy văn kìm hãm nên không có vòm lá dày dặc) và các dải hẹp rừng thường xanh ven sông suối và rừng tràm(Melaleuca spp.). Gần biên giới với Campuchia là các dải rộng đồng cỏ đất lầy với các thảm cói lác.
Hệ thực vật ở đây đến nay đã xác định được có 696 loài thuộc về 5 ngành thực vật, 60 bộ, 115 họ và 395 chi.
Có 158 loài cây có khả năng làm thuốc hoặc đã được sử dụng làm thuốc nam truyền thống địa phương, 58 loài cây cho gỗ,21 loài cây làm cảnh, 10 loài cây làm thực phẩm và 7 loài cây dùng làm rau xanh.
Các loài cây phổ biến tại vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát
Vên vên (Anisoptera cochinchinenis)
Họ: Dầu
Bộ: Chè








Dầu con rái
(Dipterocarpus alatus)
Họ:  Đậu (Fabaceae)
Bộ:  Đậu  (Fabales)


Căm xe(Xylia xylocarpa)
Họ:  Đậu (Fabaceae)
Bộ:  Đậu  (Fabales)

SAO ĐEN
Họ: Dầu(Dipterocarpaceae)
Bộ: Chè (Theales)
Cây sến đỏ (Shorearoxburghii G. Don,  1983)
Họ: Dầu (Dipterocarpaceae)
Bộ: Chè (Theales)
Cây Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa)
Họ:  Đậu (Fabaceae)
Bộ:  Đậu  (Fabales)

Cây mã đề(Plantago major L.)
Họ: Mã đề(Plantaginaceae)
Bộ: Hoa mõm chó(Scrophulariales)
Hệ động vật có 415 loài trong đó có một số loài thú tiêu biểu như voọc chà vá chân đen (Pygathrix nigripes), voọc bạc Đông Dương ( Trachypithecus villosus), khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), gấu ngựa (Ursus thibetanus), sói đỏ (Cuon alpinus) và sói vàng (Canis aureus), cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), khỉ đuôi lợn (Macaca leonina), khỉ đuôi dài (M. fascicularis)...

Khu hệ chim tại vườn quốc gia này rất đặc trưng với 203 loài thuộc 15 bộ và 40 họ. Tại các sinh cảnh đất ngập nước có rừng đã ghi nhận nhiều loài chim nước quý hiếm như Giang sen (Ciconia episcopus), Già đẫy Java (Leptoptilos javanicus) và Cò nhạn (Anastomus oscitans), Le khoang cổ... 
Sau đây là một số loài động vật điển hình ở Lò Gò Xa Mát


Khỉ đuôi lợn(Macaca nemestrina)
Họ: Khỉ(Cercopithecidae)
Bộ: Linh trưởng(Primates)
Lớp: Thú(Mammalia)
Vượn đen má vàng(Nomascus gabriellae )
Họ: Vượn (Hylobatidae)  
Bộ: Linh trưởng (Primates)
Lớp: thú (Mammalia)
Sếu đầu đỏ(Grus antigone)
Họ: Gruidae
Bộ: Sếu
Lớp: Chim
Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus)
Họ: Cu li (Lorinae)
Bộ: Linh trưởng (Primates)
Lớp: Thú (Mammalia)
Gấu ngựa (Ursus thibetanus)
Họ: Gấu (Ursidae)
Bộ: Ăn thịt (Carnivora)
Lớp: Thú (Mammalia)
Hồng hoàng(Buceros bicornis)
Họ: Hồng hoàng(Bucerotidae)
Bộ: Sả(Coraciiformes)
Lớp: Chim(Aves)
Gầm ghì lưng xanh(Ducula aenea)
Họ: Bồ câu(Columbidae)
Bộ: Bồ câu(Columbiform)
Lớp: Chim(Aves)
Giang sen(Mycteria leucocephala)
Họ: Hạc(Ciconiidae)
Bộ: Hạc(Ciconiiformes)
Lớp: Chim(Aves)
Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini)
Họ: Trĩ(Phasianidae)
Bộ: Gà(Galliformes)
Lớp: Chim(Aves)
Gà lôi hông tía (Lopura diardi) 
Họ: Trĩ(Phasianidae)
Bộ: Gà(Galliformes)
Lớp: Chim(Aves)
Lò Gò Xa Mát là một trong những vùng chim quan trọng nhất của Việt Nam. Đây là nơi phân bố của những loài chim quý hiếm, phân bố hẹp, đặc hữu vùng, những loài đang bị đe dọa ở cấp quốc gia và quy mô toàn cầu.
Ngoài ra Lò Gò Xa Mát còn có nhiều loài động vật quý hiếm như: bò sát, cá, ếch nhái,…
Sự hiện diện với số lượng lớn các loài trong họ Nhái Bầu là nét đặc trưng cho khu hệ ếch nhái ở đây. Một số loài trong họ này như ểnh ương đốm, cốc đốm, ểnh ương nâu thường phân bố ở những vùng có độ cao thấp, nhiệt độ cao và độ ẩm thấp trong mùa khô.


Khu hệ bò sát đặc trưng bởi các loài tiêu biểu như rắn bông súng, rắn ri cá,rắn nâu, rắn bù lịch, rắn ri cóc, thằn lằn đuôi đỏ, thằn lằn phê nô, rắn chàm quạp, rùa núi vàng,…
Các loài cá ở đây gồm 6 loại thuộc 4 họ và 3 bộ, trong đó có bộ cá Chép Cypryniformes có 3 loài, bộ cá Vược có 2 loài và bộ cá Nheo có một loài.
Hiện tại, VQG có 4 loài quý hiếm được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam và thế giới cần quan tâm bảo tồn là: Gà lôi hông tía (Lophura diard), Già đẫy Java (Leptoptilos javanicus), Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus), Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini).
Do có diện tích rộng lớn và sự đa dạng về loài như vậy đã dẫn đến sự đa dạng về mặt di truyền. Các loài động thực vật có kiểu gen ngày càng phong phú hơn, tăng sức chống chịu với môi trường và loại bỏ những cá thể yếu kém đi.
Trong chiến tranh chống Mỹ, Lò Gò - Xa Mát là cơ sở của Đài phát thanh Giải phóng miền Nam Việt Nam, đồng thời cũng là căn cứ cách mạng của quân giải phóng. Bởi vậy, khu vực này còn có ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử. Ngoài ra, rừng trong vườn quốc gia có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu sông Vàm Cỏ. Nhiều hộ dân cư sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thuỷ sản của con sông này.
Lò Gò Xa Mát còn là nơi có tiềm năng du lịch rất cao.
Tuy nhiên bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu sống của con người, thì con người đã có nhiều tác động xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái Vườn Quốc Gia này.



Mối đe dọa lớn nhất đối với đa dạng sinh học tại vườn quốc gia là việc biến đổi các sinh cảnh đất ngập nước thành đất nông nghiệp. Năm 2001, hệ thống đường và kênh nước được thiết kế xây dựng tại một trong những trảng đất ngập nước lớn nhất trong vườn quốc gia, với mục đích đưa dân vào tái định cư tại khu vực.
Do khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao, các cấp chính quyền của tỉnh và địa phương đã kịp thời đình chỉ việc xây dựng. Tuy nhiên, khu vực này sẽ còn gặp nhiều mối đe dọa nếu không có nhận thức, đánh giá đúng mức giá trị đa dạng sinh học. Hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau trong việc tiếp tục bảo vệ các vùng đất ngập nước tại vườn quốc gia.
Các mối đe dọa khác phải kể đến trong quá trình đánh giá nhu cầu bảo tồn là khai thác gỗ trái phép, săn bắn, bẫy bắt, khai thác quá mức các lâm sản ngoài gỗ và cháy rừng. Trong số này săn bắn và bẫy bắt hiện được đánh giá là các mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với đa dạng sinh học trong khu vực.
Tóm lại, VQG Lò Gò Xa Mát có sự đa dạng sinh hoc cao về loài cũng như về mặt di truyền, về sinh thái và cả về văn hóa lịch sử, ngoài ra còn có giá trị cao về mặt du lịch. Nhưng hiện nay thì các loài động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì vậy chúng ta phải bảo tồn sự đa dạng sinh học này.
Để bảo tồn sự đa dạng sinh học này trước hết chúng ta phải hiểu biết rõ tầm quan trọng của các loài sinh vật cũng như hệ sinh thái ở nơi này, phải có ý thức bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm. Tuyên truyền cho người dân biết được sự phong phú đa dạng của sinh vật ở nơi đây. Ngăn chặn những hành vi săn bắt trái phép, chặc phá rừng bừa bãi,….hay những hành vi xâm phạm đến hệ sinh thái ở nơi đây.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Huỳnh Như
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)