Giáo án sinh 6 thêm cột phát triển năng lực

Chia sẻ bởi Nguyễn Ý Nhi | Ngày 15/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: giáo án sinh 6 thêm cột phát triển năng lực thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:


Tiết 1
MỞ ĐẦU SINH HỌC
BÀI 1+2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG
NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết: nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.
- Phân biệt được vật sống và vật không sống.
- Nêu được đặc điểm chung của thực vật .
- Hiểu: phân tích và rút ra được sự đa dạng và phong phú của thực vật
Vận dụng: cho vd để phân biệt được vật sống và vật không sống.
- Nêu được một số ví dụ để thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với các mặt lợi, hại của chúng.
- Biết được 4 nhóm sinh vật chính: động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm.
- Hiểu được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học.
2. Kĩ năng:
- Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét.
- Rèn kỹ năng tìm hiểu đời sống của sinh vật
3. Thái độ:
- Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học, yêu thiên nhiên bảo vệ môi trường.
II/ CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ thể hiện một vài nhóm sinh vật, sử dụng hình vẽ H 2.1 tr.8 SGK.
- Bảng phụ phần 2.
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Soạn trước bài ở nhà, sưu tầm 1 số tranh ảnh liên quan.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG
Giới thiệu bài: Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với các loại đồ vật, cây cối, con vật khác nhau. Đó là thế giới vật chất quanh ta, chúng bao gồm các vật không sống và các vật sống (hay sinh vật): Bài học hôm nay ta sẽ nghiên cứu vấn đề này.
Phát triển bài:
Hoạt động 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống .
Hoạt động GV
PTNL
Hoạt động HS
Nội dung

- GV cho HS kể tên một số cây, con, đồ vật ở xung quanh rồi chọn một cây, con, đồ vật đại diện để quan sát.
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm -> trả lời CH:
1. Con gà, cây đậu cần điều kiện gì để sống?
2. Hòn đá có cần những điều kiện giống như con gà và cây đậu để tồn tại không?
3. Sau một thời gian chăm sóc, đối tượng nào tăng kích thước và đối tượng nào không tăng kích thước?
- GV chữa bài bằng cách gọi trả lời.
- GV cho HS tìm thêm một số ví dụ về vật sống và vật không sống.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.

- GV tổng kết – rút ra kiến thức.
-Tự học


-hợp tác









-Giao tiếp


- HS tìm những sinh vật gần với đời sống như: cây nhãn, cây vải, cây đậu…, con gà, con lợn…, cái bàn, ghế.

1. Cần các chất cần thiết để sống: nước uống, thức ăn, thải chất thải…
2. Không cần.

3. HS thảo luận -> trả lời đạt yêu cầu: thấy được con gà và cây đậu được chăm sóc lớn lên, còn Hòn đá không thay đổi.

- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm ( nhóm khác bổ sung ( chọn ý kiến đúng.
- HS nêu 1 vài ví dụ khác.
- HS nghe và ghi bài.

* Kết luận:
- Vật sống: Lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản.
- Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên.


Hoạt động 2: Đặc điểm của cơ thể sống .

Hoạt động GV
PTNL
Hoạt động HS
Nội dung

- GV treo bảng phụ trang 6 lên bảng ( GV hướng dẫn điền bảng.
Lưu ý: trước khi điền vào 2 cột “Lấy chất cần thiết” và “Loại bỏ các chất thải”, GV cho HS xác định các chất cần thiết và các chất thải.
- GV yêu cầu HS hoạt động độc lập ( hoàn thành bảng phụ.
- GV chữa bài bằng cách gọi HS trả lời ( GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS phân tích tiếp các ví dụ khác.
- GV hỏi: Qua bảng so sánh, hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống?
- GV nhận xét - kết luận.
-Tự giải quyết vấn đề





* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ý Nhi
Dung lượng: 1,58MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)