Giáo án phụ đạo HK I

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Hoa | Ngày 11/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Giáo án phụ đạo HK I thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:


1

A. Nội dung cơ bản: Ôn tập kiến thức Ngữ văn lớp 6, 7
Hướng dẫn phương pháp học bài ở nhà.
B. Tiến trình thực hiện:
I. Phần Tiếng Việt:
1, Từ:
? Từ là gì? Cho ví dụ? * Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để tạo câu
Ví dụ : nhà, xe, trẻ em , cầu, ăn …
? Xét về cấu tạo, từ được phân loại như thế nào?
* Từ có hai loại:- Từ đơn và từ phức
- Từ phức có hai loại: Từ ghép và từ láy
? Em hiểu thế nào từ đơn?
? Thế nào là từ phức?
? Phân biệt rõ từ ghép và từ láy?
- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa (ăn, ngủ, đá,ba…)
- Từ phức là những từ có cấu tạo gồm hai hay nhiều tiếng hợp thành
-Từ ghép là từ được tạo nên bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
Ví dụ: nhà trẻ, cây nhãn, mặt trời…
-Từ láy là từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
Ví dụ : khanh khách, thủ thỉ, chan chát…
*Bài tập:
a. Phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn trích sau:
“… Hàng năm, cứ vào cuối thu, khi lá cây ngoài đường rụng nhiều và trên không
có những đám mây bàng bạc trôi, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của
buổi tựu trường đầu tiên…”
b. Phân loại cấu tạo các từ sau:
- Tươi tốt, đèn điện, nhà cửa, xe cộ, may mắn, đánh đập, phập phồng, núi sông, lom khom, mấp mô, giang sơn…
2, Ngữ cố định:
?Ngữ cố định là gì? * NCĐ là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ
được hình thành trong quá trình phát triển của
lịch sử, xã hội ngôn ngữ. Nó thường gồm một
tập hợp các từ đơn , có kết cấu vững chắc,cố định
ổn định, bất biến và có ý nghĩa hoàn chỉnh dùng
để gọi tên sự vật, hiện tượng, biểu thị khái niệm
Cho ví dụ?
- Há miệng chờ sung
- Thuận buồm xuôi gió
- Chó cắn áo rách
- Giật gấu vá vai…
*Bài tập: Giải thích một số thành ngữ sau:
- Đầu voi đuôi chuột
- Ném đá giấu tay
- Nuôi ong tay áo
- Nước đổ đầu vịt
3.Câu:
? Hãy liệt kê những kiểu câu đã học?
? Câu trần thuật đơn là câu như thế nào?
? Theo em, câu trần thuật đơn có thể thêm thành phần không?
- Có thể mở rộng hoặc rút gọn câu bằng cách thêm hoặc bớt 1 số thành phần câu:
Trạng ngữ, bổ ngữ…
-Ngoài ra khi tạo lập văn bản, ta còn sử dụng một số kiểu câu khác như:
câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn…
4. Biện pháp tu từ:
? Hãy liệt kê những biện pháp tu từ đã học?
- So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, liệt kê, điệp ngữ…
? Mục đích sử dụng những biện pháp tu từ ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Hoa
Dung lượng: 238,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)