Giáo án ôn tập văn 8
Chia sẻ bởi Hoàng Xuân Trung |
Ngày 11/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: Giáo án ôn tập văn 8 thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Phần thứ nhất
TẬP LÀM VĂN
A. VĂN BẢN
I. Chủ đề
1. Chủ đề là gì?
Là đề tài chính và đối tượng mà văn bản biểu đạt, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản.
VD: Chủ đề của truyện “Lục Vân Tiên” là trung, hiếu, tiết, nghĩa.
- Bức thư của bố: “mẹ tôi” trong “những tấm lòng cao cả có chủ đề như sau:
“Qua bức thư, bố nghiêm khắc phê phán hành vi vỗ lễ của con đối với mẹ; chỉ cho con thấy công ơn to lớn và tình thương bao la của mẹ hiền, khuyên con phải thành khẩn xin lỗi mẹ”
- Chủ đề bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh là: Tình yêu gia đình và quê hương dào dạt trong tâm hồn người lính trẻ trên đường hành quân ra trận thời đánh Mĩ.
2. Chuyện với chủ đề
- Không được lầm lẫn giữa chuyện với chủ đề
VD: “Buổi học cuối cùng” - Đô đê
Tác giả kể chuyện : Em bé Phrăng kể lại chuyện buổi dạy học cuối cùng của thấy Ha –men ở vùng An-dát của nước Pháp bị Đức chiếm đóng.
Chủ đề của truyện đó là : nỗi đau của nhân dân dưới ách thống trị của ngoại bang; biết yêu tiếng mẹ đẻ là yêu nước; biết giữ lấy tiếng nói của dân tộc mình là nắm được chìa khoá để giải phóng, để giành lại tự do.
- Vậy “chuyện” và “chủ đề” của truyện “lão Hạc” là gì?
+ Chuyện về lão Hạc- một người nông dân vì nghèo đói quá nên đã tìm đến cái chết bằng cách ăn bả chó tự tử sau khi đã bán chó, dành dụm tiền cho đứa con trai đang làm thuê ở đồn điền cao su.
+ Chủ đề: Số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng của nhà văn đối với người nông dân.
3. Đại ý:
Đại ý là ý lớn trong một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện. Một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện thì chưa hình thành được chủ đề. Cần phân biệt đại ý với chủ đề.
VD: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan
- 4 câu thơ đầu, đại ý là tả cảnh Đèo Ngang lúc bóng xế tà.
- 4 câu thơ cuối (2 câu luận + 2 câu kết) ; nỗi buồn cô đơn của nữ sĩ (đại ý)
=> Chủ đề: tâm trạng buồn, cô đơn của li khách khi bước tới Đèo Ngang trong ngày tàn.
4. Đa chủ đề: một tác phẩm có thể chỉ có một chủ đề. Một tác phẩm cũng có thể có nhiều chủ đề (đa chủ đề)
VD: Bài thơ “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) rút trong “Nhật kí trong tù” có chủ đề tình yêu trăng (thiên nhiên) và phong thái ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy.
- “Nhật kí trong tù” là một tập thơ đa chủ đề
+ Những khổ cực đày đoạ của thân tù
+ ý chí kiên cường bất khuất, lạc quan
+ Lòng khao khát tự do
+ Lòng yêu nước
+Lòng thương người
+Tình yêu thiên nhiên
+Phong thái ung dung, tự tại
…
Đó là những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ vĩ đại
+ Hiện thực chế độ nhà tù tăm tối, vô nhân đạo.
- Những bộ tiểu thuyết đồ sộ hàng nghìn trang như “tam quốc chí”, “tây du kí”, “thuỷ hử”, “chiến tranh và hoà bình”… đều có đa chủ đề là một điều dễ hiểu. Nhưng có những tác phẩm quy mô nhỏ vẫn có thể có nhiều chủ đề.
VD: Bài thơ “Bánh trôi nước” có các chủ đề sau:
+ Tự hào về một loại bánh ngon của dân tộc
+ Ca ngợi phẩm chất người phụ nữ Việt Nam (nhan sắc, thuỷ chung…)
+ Cảm thông với thân phận, số phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Bài thơ “bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến có người bảo chỉ có một chủ đề: tình bạn cố tri chân thành, chung thuỷ. Có người lại cho rằng có hai chủ đề:
+ Tình bạn đẹp, chân thành
+ Hai cuộc đời thanh bạch của một nhà nho.
Ý kiến của em thế nào?
5. Tính thống nhất của chủ đề
Nếu các câu thơ, đoạn thơ, đoạn văn, các tình tiết.. là xương thịt của tác phẩm, thì chủ đề là linh hồn của bài thơ, của truyện. Nếu không nắm được toàn bộ các chi tiết của văn bản
TẬP LÀM VĂN
A. VĂN BẢN
I. Chủ đề
1. Chủ đề là gì?
Là đề tài chính và đối tượng mà văn bản biểu đạt, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản.
VD: Chủ đề của truyện “Lục Vân Tiên” là trung, hiếu, tiết, nghĩa.
- Bức thư của bố: “mẹ tôi” trong “những tấm lòng cao cả có chủ đề như sau:
“Qua bức thư, bố nghiêm khắc phê phán hành vi vỗ lễ của con đối với mẹ; chỉ cho con thấy công ơn to lớn và tình thương bao la của mẹ hiền, khuyên con phải thành khẩn xin lỗi mẹ”
- Chủ đề bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh là: Tình yêu gia đình và quê hương dào dạt trong tâm hồn người lính trẻ trên đường hành quân ra trận thời đánh Mĩ.
2. Chuyện với chủ đề
- Không được lầm lẫn giữa chuyện với chủ đề
VD: “Buổi học cuối cùng” - Đô đê
Tác giả kể chuyện : Em bé Phrăng kể lại chuyện buổi dạy học cuối cùng của thấy Ha –men ở vùng An-dát của nước Pháp bị Đức chiếm đóng.
Chủ đề của truyện đó là : nỗi đau của nhân dân dưới ách thống trị của ngoại bang; biết yêu tiếng mẹ đẻ là yêu nước; biết giữ lấy tiếng nói của dân tộc mình là nắm được chìa khoá để giải phóng, để giành lại tự do.
- Vậy “chuyện” và “chủ đề” của truyện “lão Hạc” là gì?
+ Chuyện về lão Hạc- một người nông dân vì nghèo đói quá nên đã tìm đến cái chết bằng cách ăn bả chó tự tử sau khi đã bán chó, dành dụm tiền cho đứa con trai đang làm thuê ở đồn điền cao su.
+ Chủ đề: Số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng của nhà văn đối với người nông dân.
3. Đại ý:
Đại ý là ý lớn trong một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện. Một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện thì chưa hình thành được chủ đề. Cần phân biệt đại ý với chủ đề.
VD: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan
- 4 câu thơ đầu, đại ý là tả cảnh Đèo Ngang lúc bóng xế tà.
- 4 câu thơ cuối (2 câu luận + 2 câu kết) ; nỗi buồn cô đơn của nữ sĩ (đại ý)
=> Chủ đề: tâm trạng buồn, cô đơn của li khách khi bước tới Đèo Ngang trong ngày tàn.
4. Đa chủ đề: một tác phẩm có thể chỉ có một chủ đề. Một tác phẩm cũng có thể có nhiều chủ đề (đa chủ đề)
VD: Bài thơ “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) rút trong “Nhật kí trong tù” có chủ đề tình yêu trăng (thiên nhiên) và phong thái ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy.
- “Nhật kí trong tù” là một tập thơ đa chủ đề
+ Những khổ cực đày đoạ của thân tù
+ ý chí kiên cường bất khuất, lạc quan
+ Lòng khao khát tự do
+ Lòng yêu nước
+Lòng thương người
+Tình yêu thiên nhiên
+Phong thái ung dung, tự tại
…
Đó là những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ vĩ đại
+ Hiện thực chế độ nhà tù tăm tối, vô nhân đạo.
- Những bộ tiểu thuyết đồ sộ hàng nghìn trang như “tam quốc chí”, “tây du kí”, “thuỷ hử”, “chiến tranh và hoà bình”… đều có đa chủ đề là một điều dễ hiểu. Nhưng có những tác phẩm quy mô nhỏ vẫn có thể có nhiều chủ đề.
VD: Bài thơ “Bánh trôi nước” có các chủ đề sau:
+ Tự hào về một loại bánh ngon của dân tộc
+ Ca ngợi phẩm chất người phụ nữ Việt Nam (nhan sắc, thuỷ chung…)
+ Cảm thông với thân phận, số phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Bài thơ “bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến có người bảo chỉ có một chủ đề: tình bạn cố tri chân thành, chung thuỷ. Có người lại cho rằng có hai chủ đề:
+ Tình bạn đẹp, chân thành
+ Hai cuộc đời thanh bạch của một nhà nho.
Ý kiến của em thế nào?
5. Tính thống nhất của chủ đề
Nếu các câu thơ, đoạn thơ, đoạn văn, các tình tiết.. là xương thịt của tác phẩm, thì chủ đề là linh hồn của bài thơ, của truyện. Nếu không nắm được toàn bộ các chi tiết của văn bản
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Xuân Trung
Dung lượng: 530,86KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)