Giao an ngu van 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thơm | Ngày 12/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: giao an ngu van 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Tiết 154: Tổng kết ngữ pháp
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức : Ôn tập hệ thống hoá các kiến thức đã học. Tích hợp các văn bản .
2. Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào giao tiếp và tạo lập văn bản .
3. Tư tưởng : giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ ,câu.
B. Chuẩn bị :
1. Thầy : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ : Bảng phụ
2. Trò : Đọc, soạn văn bản.
C. Phương pháp: Thảo luận, thống kê, tổng hợp.
D. Tiến trình lên lớp .
* Hoạt động 1: Khởi động
1. ổn định tổ chức ( 1phút ).
2. Kiểm tra: ( 3-5 phút ).
3. Bài mới : GV giới thiệu:

Hoạt động của thầy và trò

nội dung bài học


* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
GV : Kể tên các thành phần chính của câu? Vì sao được gọi là thành phần chính?
- Tác dụng của các thành phần chính của câu?
GV : Vĩ ngữ là gì ? Đặc điểm?
* Vị ngữ ( là thành phần câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lới các câu hỏi : Làm gì? là gì? Như thế nào ? Làm sao?
GV : Chủ ngữ là gì ? Đặc điểm?
* Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái được miêu tả ở vị ngữ và trả lời câu hỏi : Ai? Cái gì? Con gì?
GV : Kể tên các thành phần phụ?
GV : Trạng ngữ là gì ? Vị trí? Tác dụng? Dấu hiệu nhận biết ?
* Trạng ngữ : thường đứng đầu câu( có thể đứng ở cuối câu, giữa câu).
+ Tác dụng : cụ thể hoá không gian, thời gian, phương tiện cách thức, mục đích được diễn đạt ở nòng cốt câu.
+ Dấu hiệu: Được ngăn cách bởi dấu phẩy.

GV : Khởi ngữ là gì ? Vị trí? Tác dụng? Dấu hiệu nhận biết ?
* Khởi ngữ: Thường đứng trước chủ ngữ. + Tác dụng: Nêu đề tài của câu.
+ Dấu hiệu : Có thể thêm từ : về, đối với
GV : HS đọc đề bài
- HS trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày và nhận xét lẫn nhau.
-> GV kết luận ( bảng phụ).








=> GV: Chốt

GV : Kể tên các thành phần biệt lập?
GV : Thế nào là thành phần tình thái?
- Thể hiện thái độ, cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
GV : Thế nào là thành phần cảm thán?
- Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói, người viết.
GV : Thế nào là thành phần Gọi đáp.
- Dùng để tạo lập và duy trì quan hệ giao tiếp.
GV : Thế nào là thành phần Phụ chú ?
- Dùng để bổ sung thêm chi tiết cho nội dung chính..
GV : Dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập ?

- HS đọc đề bài ?( bảng phụ)
...b) Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
- HS trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày và nhận xét lẫn nhau.
-> GV kết luận. ( Bảng phụ)
* Nhắ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thơm
Dung lượng: 46,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)