Giáo án ngữ văn 10 học kì 1 chuẩn

Chia sẻ bởi Nguyễn Quang | Ngày 12/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: giáo án ngữ văn 10 học kì 1 chuẩn thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


Trường Phổ Thông Quốc Tế Việt Nam
Bộ môn: Ngữ Văn
-----o0o-----




























GIÁO VIÊN: ĐỖ THỊ LAN





NĂM HỌC 2012- 2013




GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Ngày soạn : / / 201
Ngày dạy : / / 201
Tiết số :
Lớp :

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM


MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Nắm được những kiến thức chung nhất tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
- Nắm vững hệ thống vấn đề về:
+ Thể loại của văn học Việt Nam
+ Con người trong văn học Việt Nam
- Bồi dưỡng học sinh niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn hóa được học. Từ đó, học sinh có lòng say mê với văn học Việt Nam.
II) PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Sách giáo khoa Ngữ văn 10 – tập 1.
Sách giáo viên Ngữ văn 10 – tập 1.
Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 – tập 1.
Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 – tập 1.
Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10 – tập 1.
Bài tập Ngữ văn 10 – tập 1.
III) CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
IV) TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (Không có)
2. Giảng bài mới:
Vào bài:
Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu bài: Tổng quan văn học Việt Nam.

HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC

* Hoạt động I: Giúp HS hiểu về cụm từ “tổng quan”.
+ GV: Em hiểu thế nào về hai từ “tổng quan”?
+ HS: phát biểu.
+ GV: Chốt lại: Tống quan: cách nhìn nhận, đánh giá một cách bao quát nhất về những nét lớn của nền văn học Việt Nam.
+ GV: Yêu cầu HS đọc đoạn mở đầu trong bài học.


+ HS: đọc 3 dòng đầu SGK " Trải qua………… tinh thần ấy".
+ GV : nhấn mạnh lại ý chính
Dân tộc ta sáng tạo:
o Giá trị vật chất
o giá trị tinh thần
( Văn học Việt Nam là minh chứng cho giá trị tinh thần ấy. Tìm hiểu nền văn học là khám phá giá trị tinh thần của dân tộc.


* Hoạt động II:

+ GV: Yêu cầu HS đọc phần 1 SGK.
+ HS: Đọc phần 1 về văn học dân gian
- Thao tác 1:
+ GV: Văn học Việt Nam bao gồm mấy bộ phận lớn?
+ HS : Trả lời theo SGK
+ GV: Em hiểu thế nào là văn học dân gian?
+ HS : Gạch chân hai dòng SGK



+ GV: Nêu ví dụ
“Thân em như cá giữa dòng,
Ra sông mắc lưới, vào đìa mắc câu”
(Ca dao)

I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam:






1. Văn học dân gian:
- Khái niệm: Là những sáng tác tập thể của nhân dân lao động, được truyền miệng từ đời này sang đời khác và thể hiện tiếng nói tình cảm chung của cộng đồng

+ GV: Em hãy kể những thể lọai của văn học dân gian và dẫn chứng mỗi lọai một tác phẩm.
+ HS : Trả lời theo SGK và nêu dẫn chứng.

+ GV bổ sung.

 - Thể loại: SGK
Ba nhóm:
+ Truyện cổ dân gian;
+ Thơ ca dân gian;
+ Sân khấu dân gian

+ GV: Theo em, văn học dân gian có những đặc trưng là gì?
+ HS thảo luận và trả lời.


+ GV: Giải thích đặc trưng thứ ba.

- Đặc trưng:
+ Tính tập thể,
+ Tính truyền miệng
+ Tính thực hành: gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng


- Thao tác 2:
+ HS đọc phần Văn học viết.
+ GV: Em hiểu như thế nào là văn học viết? Nó khác với văn học dân gian như thế nào?
+ HS: Nêu ra
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quang
Dung lượng: 1,99MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)