GIÁO AN NGHE TIN THCS LY THUYET

Chia sẻ bởi Lê Thị Khánh Ly | Ngày 14/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: GIÁO AN NGHE TIN THCS LY THUYET thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN SỐ: 01 Thời gian thực hiện: … tiết
Số giờ đã giảng: … tiết
Ngày thực hiện: …………..


Tên bài:


Mục đích:
+ Học sinh nắm được khái niệm về công nghệ thông tin
+ Học sinh nắm được các thành phần cơ bản của máy tính
+ Học sinh có thể phân biệt phần cứng, phần mềm
+ Học sinh nắm được khái niệm về mạng máy tính
Yêu cầu:
+ Học sinh tự giác, tích cực học và tìm hiểu về tin học
I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 2 phút
- Số học sinh vắng:
Tên:
II. KIỂM TRA MIỆNG: Thời gian: 5 phút
- Câu hỏi kiểm tra:



- Dự kiến học sinh kiểm tra:
Tên







Điểm








III. HƯỚNG DẪN BÀI MỚI: Thời gian: …… phút
- Nội dung:
I/ Khái niệm về công nghệ thông tin
II/ Các thành phần cơ bản của máy tính
III/ Khái niệm về phần mềm, phần cứng, mạng máy tính
- Đồ dùng và thiết bị hướng dẫn:
+ Gồm các thiết bị để hướng dẫn: Bàn phím, chuột, màn hình, đĩa từ, đĩa cứng, đĩa CD, đĩa mềm
- Hình thức tổ chức hướng dẫn
+ Hướng dẫn trực tiếp trên lớp và thông qua các loại thiết bị của máy, giúp học sinh dễ tiếp thu bằng các phương pháp: Thuyết trình – Diễn giải
- Sản phẩm ứng dụng:

TT
NỘI DUNG GIẢNG DẠY
PHƯƠNG PHÁP
GIẢNG DẠY
THỜI GIAN

1
I/ KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN:
1. Thông tin:
- Là lượng tin tức giúp ta hiểu rõ về một vấn đề nào đó
2. Xử lí thông tin:
- Là xử lí theo một chương trình cho trước qua một hệ thống của máy tính (tiếp nhận, xử lí, lưu giữ và truyền đi)
3. Tin học:
- Là một ngành khoa học về lưu trữ thông tin một cách tự động… (Nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động qua sự trợ giúp của máy tính)
VD: Tin học ứng dụng trong thiết kế bản vẽ, photoshop, …
4. Công nghệ thông tin:
- Là ngành khoa học công nghệ nghiên cứu các phương pháp, các quá trình xử lý thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện kỹ thuật mà chủ yếu là máy tính điện tử

Thuyết trình, vấn đáp, diễn giải
GV: Nêu 1 số VD: thông qua báo chí, truyền hình, đài phát thanh cho ta biết thông tin, thời sự trong và ngoài nước
Tiếng trống báo hiệu vào lớp ( Hành động bước vào lớp là xử lí thông tin
==> Xử lí thông tin cần thiết nhất là độ chính xác thông tin sau khi xử lí. Ngoài ra, sau khi xử lí thông tin lớn phải được lưu giữ lại khi cần có thể truy xuất ==> CNTT nghiên cứu việc này





2
II/ CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÁY TÍNH








Khối xử trung tâm: CPU
Bộ nhớ trong: RAM, ROM
Bộ nhớ ngoài: đĩa cứng, đĩa mềm, …
Thiết bị vào: bàn phím, chuột, …
Thiết bị ra: màn hình, máy in, …


1. Bộ xử lí trung tâm CPU (Central Processing Unit)
- CPU là bộ phận chỉ huy của máy tính. Nó có nhiệm vụ xử lí dữ liệu, đóng vai trò tương tự như bộ não con người. Bên trong CPU gồm các đơn vị điều khiển và đơn vị tính toán số học và logic
2. Bộ nhớ trong hay còn gọi là bộ nhớ chính (Main Memory)
a/ Bộ nhớ RAM (Random Access Memory)
- Là bộ nhớ mà khi máy tính hoạt động ta có thể ghi và đọc dữ liệu một cách dễ dàng. Khi mất điện hoặc tắt máy thì thông tin trong bộ nhớ RAM cũng mất đi
b/ Bộ nhớ ROM (Read Only Memory)
- Là bộ nhớ mà ta chỉ có thể đọc thông tin ra. Thông tin tồn tại trên bộ nhớ ROM là thường xuyên, ngay cả khi mất điện hay tắt máy. Bộ nhớ ROM chứa các chương trình do nhà sản xuất phần mềm cài đặt sẵn
3. Bộ nhớ ngoài (Secondary Memory)
- Là các thiết bị dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong
- Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash
+ Đĩa cứng thường được gắn sẵn trong ổ đĩa cứng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Khánh Ly
Dung lượng: 569,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)