Giáo án mĩ thuật lớp 4

Chia sẻ bởi Nguyễn Hùng | Ngày 09/10/2018 | 234

Chia sẻ tài liệu: Giáo án mĩ thuật lớp 4 thuộc Mĩ thuật 4

Nội dung tài liệu:

Tuần : 22 Thứ năm ngày 16 tháng 02 năm 2009
Tiết : 5
Môn : Mĩ thuật
Bài : Vẽ Theo mẫu
VẼ CÁI CA VÀ QUẢ
I. MỤC TIÊU :
- HS biết cấu tạo các vật mẫu.
- HS biết bố cục bài vẽ sao cho hợp lí ; biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu ; biết vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu.
- HS quan tâm và yêu quý mọi vật xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Một số đồ vật trang trí hình ca và quả.
- Hình gợi ý cách vẽ cái ca, quả
- Một số hình vẽ mẫu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

1. Bài mới :
Giới thiệu bài – Ghi Bảng
Hoạt động 1 : Quan sát – nhận xét
- GV giớøi thiệu mẫu, gợi ý để HS quan sát và nhận xét.
+ Hình dáng, vị trí của cái ca và quả như thế nào với nhau ?
+ Màu sác, đậm nhạt như thế nào ?
+ Các bày mẫu nào hợp lí hơn ?
+ Quan sát những hình vẽ này, em thấy hình vẽ nào có bố cục đẹp, chưa đẹp ? tại sao ?


Hoạt động 2 : Cách vẽ cái ca – quả cà
- Yêu cầu HS quan sát hình 2 SGK trang 51.
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ.
- Các nét vẽ cần có độ đậm nhạt thay đổi.
- Vẽ xong hình có thể vẽ độ đậm, nhạt, tô màu.
Hoạt động 3 : Thực hành
- GV quan sát lớp, yêu cầu HS vẽ với các gợi ý sau :
+ Quan sát mẫu, ước lượng tỉ lệ giữa chiều cao với chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình.
+ Ước lượng chiều cao, chiều rộng của cái ca, quả cà.
Phác nét, vẽ cho giống hình mẫu.
- Yêu cầu HS quan sát hình mẫu, so sánh với bài vẽ để những chỗ chưa đạt và điều chỉnh.
- GV gợi ý cụ thể với những HS còn lúng túng.
Hoạt động 4 : nhận xét – đánh giá
- GV gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ về bố cục, tỉ lệ, hình vẽ.
3. Củng cố – dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS hoàn chỉnh bài vẽ vào buổi chiều và quan sát các dáng người khi hoạt động

- HS lắng nghe – nhắc lại đề.

- HS quan sát mẫu và nhận xét.
- HS trả lời.


- Hình 2a, b, c chua đẹp vì cái ca quá to so với tờ giấy, quả nằm sát thân ca, hình d có bố cục hợp lí hình vẽ được sắp xếp cân đối với tờ giấy.

- HS quan sát.
- 2 HS nhắc lại các bước vẽ.
- HS lắng nghe.


- HS thực hành vẽ.




- HS quan sát hình mẫu để sửa bài vẽ.



- HS đánh giá bài vẽ của bạn.





Tuần : 23 Thứ năm ngày 23 tháng 02 năm 2009
Tiết : 5
Môn : Mĩ thuật
Bài : Tập nặn tạo dáng
TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI
I. MỤC TIÊU :
- HS nhận biết được các bộ phận chính và các động tác của con người khi hoạt động.
- HS làm quen với hình khối điêu khắc (tượng tròn) và nặn được dáng người đơn giản theo ý thích.
- HS quan tâm tìm hiểu các hoạt động của con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Giáo viên :
- Sưu tầm tranh, ảnh về các dáng người, tượng có hình ngộ nghĩnh như con tò he, con rối, búp bê . . .
- Bài nặn mẫu.
- Đất nặn.
Học sinh :
- Đất nặn.
- Gỗ hoặc bìa để làm bảng nặn.
- Thanh tre hoặc gỗ có một đầu nhọn, một đầu dẹt dùng để khắc, nặn các chi tiết.
- Giấy vẽ, màu, hồ dán . . .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

1. Bài mới :
Giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động 1 : Quan sát – nhận xét
- GV giới thiệu một số ảnh, tượng người, tượng dân gian để HS quan sát – nhận xét.
+ Dáng người đang làm gì ?
+ Các bộ phận đầu, mình, chân, tay như thế nào ?
+ Chất liệu để nặn, tạc tượng bằng gì ?
- Gợi ý HS tìm một, hai hoặc ba hình dáng để nặn như : Hai người đấu vật, ngồi câu cá, ngồi học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hùng
Dung lượng: 35,87KB| Lượt tài: 19
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)