Giáo án may 11 tiết 10-15

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Tú | Ngày 14/10/2018 | 60

Chia sẻ tài liệu: Giáo án may 11 tiết 10-15 thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Tuần 4
((( Ngày soạn: 1/10/2011
Tiết thứ:10 Lý thuyết ĐƯỜNG MAY MÁY CƠ BẢN
A. MỤC TIÊU: HS đạt được.
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài này giáo viên làm cho học sinh đạt được:
-Nêu được khái niệm, ứng dụng phương pháp may một số đường may máy cơ bản
- Trình bày được khái niệm, phân loại kỷ thuật chung của các loại đường may máy cơ bản.
- Có ý thức tìm hiểu đường may máy cơ bản.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỷ năng may đường may máy cơ bản
3. Thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu đường may máy cơ bản.
B. CHUẨN BỊ:
+ Nội dung
GV: Nghiên cứu nội dung bài 5 (SGK) đường may máy cơ bản
+ Đồ dung dạy học:
GV:-Tranh thao tác máy may dân dụng.
-Vật mẫu: Các bước may máy cơ bản, quần âu, áo sơ mi
HS: Vở nghi
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I.Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số.
II.Kiểm tra bài cũ: (3’)
Em hãy trình bày cách cầm kéo? và nêu cách bảo quản kéo?
Gọi 1 em lên thao tác cầm kéo cắt đường thẳng ?
III.Bài mới:
1.Giới thiệu bài học: (1’)
GV: Sử dụng các vật mẫu (quần âu, áo sơ mi) để nêu khái niệm đường may cơ bản và đường may máy cơ bản.
Đường may cơ bản là những đường may dung để lien kết các chi tiết, các bộ phận, may viền, may trang trí các sản phẩm. Đường may cơ bản thực hiện bằng máy gọi là đường may máy cơ bản. Để các em hiểu được các đường may máy cơ bản bài học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài “Đường may máy cơ bản”.
GV: ghi đề lên bảng HS: ghi vở.
GV: Nêu mục tiêu bài và yêu cầu HS nhắc lại
2, Các hoạt động dạy và học:
NỘI DUNG CƠ BẢN
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

I. Phân loại: (10’)
Có 3 loại chính
- Loaị đường may can chắp: Dùng để liên kết các phần của một chi tiết (Can lót cổ), liên kết 2 hay nhiều chi tiết của một bộ phận (Can lớp cổ) liên kết các bộ phận với nhau (tra cổ áo vào thân)
- Loaị đường may viền: Dùng để may viền mép vải của các bộ phận( ví dụ gấu áo, gấu quần).
- Loaị đường may có tính chất trang trí (các kiểu li, đường diễu)


II. Yêu cầu kỷ thuật chung:
1) Kích thước hình dáng: - Đường may đúng, dáng thẳng, cong tròn đều không gãy. Nếu góc vuông nhọn phải sắc nét. đường may bám sát, chỗ nối các đường khớp nhau.
- đường may đúng quy cách, đúng cự ly ở mặt phải, đúng độ dư cho phép.
2. Êm phẳng: Các lớp trong ngoài khớp nhau, không vênh vặn, đảm bảo độ mo le.
3. Mũi may:
- Đảm bảo mật độ mũi may
-Mũi chỉ trên và dưới thắt đều, không sùi chỉ, không bỏ mũi, bền chắc.
- Đường may không làm ảnh hưởng đến mặt vải, không làm nhăn,, dãn mặt vải do sử dụng kim và chỉ không phù hợp.
4) Vệ sinh công nghiệp: - Đường may không còn đầu chỉ thừa, không xơ vải
III. Một số đường may máy cơ bản (25’)
1/ May can rẽ:
a) Khái niệm:
Là đường may hai mặt phải áp vào nhau, may xong 2 mép vải rẽ sang 2 bên.
b) Ứng dụng
May nối các chi tiết phía trong (can lót cổ) chi tiết phụ (nối dây viền) hoặc các chi tiết, bộ phận đã được vắt sổ mép vải (can sườn áo, dọc quần).








c) Phương pháp: -Xếp vải: áp mặt phải của 2 lớp vải vào nhau.
-May: cách mép vải theo cự ly quy định.
-Cạo rẽ: Mở 2 lớp vải sang hai phía, lật mặt trái vải, cạo rẽ mép vải sang 2 phía


















GV: Đưa mãu quần , áo cho HS quan sát và nhận xét. Đường may may cơ bản được phân thành mấy loại chinh? Nêu tên các loại đường may đó?
HS: Đường may máy cơ bản được phân 3 loại chính,
GV: Cho HS nhận biết từng loại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Tú
Dung lượng: 128,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)