Giáo án mầm non

Chia sẻ bởi vi thị thúy hằng | Ngày 05/10/2018 | 97

Chia sẻ tài liệu: giáo án mầm non thuộc Nhà trẻ

Nội dung tài liệu:

Chủ đề: TRƯỜNG MẦM NON
Thời gian thực hiện: 2 tuần (từ ngày 06/09 – 15/09/2017)
---------------------- ( ( ( -----------
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất:
* Phát triển vận động :
- Trẻ có kỹ năng thực hiện các vận động của cơ thể: Đi, chạy, nhảy ...
- Phát triển sự phối hợp tay, mắt, vận động của các bộ phận cơ thể, vận động nhịp nhàng theo các bạn, điều chỉnh hoạt động theo tín hiệu.
* Dinh dưỡng, sức khỏe:
- Trẻ biết tên gọi một số món ăn ở trường và biết giá trị dinh dưỡng của thức ăn đối với cơ thể.
- Bước đầu biết giữ gìn vệ sinh ( rửa tay, lau mặt, súc miệng ) và có một số hành vi tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở.
- Biết nhận vật dụng, biết nơi nguy hiểm trong trường, lớp.
2. Phát triển nhận thức:
* Khám phá khoa học:
- Trẻ có thể biết tên trường, tên lớp, tên cô giáo và tên các bạn trong lớp, biết công việc của cô giáo, nhiệm vụ của học sinh khi đến lớp.
- Biết kính trọng thầy cô giáo, vệ sinh trường lớp sạch sẽ
* Làm quen với toán:
- Trẻ nhận biết tên gọi, công dụng của đồ dùng, đồ chơi trong trường lớp.
- Biết đếm trên các đồ dùng, đồ chơi, nói kết quả đếm. Nhận ra một và nhiều thứ đồ chơi.
- Phát triển khả năng quan sát, so sánh, phân loại, chú ý, ghi nhớ.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Có thể kể một số hoạt động trong lớp bằng các câu đơn dựa theo câu hỏi.
- Biết nói lễ phép: Cảm ơn, vâng ạ ...
- Trẻ có khả năng sử dụng các từ chỉ tên gọi và đặc điểm nổi bật của trường mầm non
- Trẻ có thể lắng nghe và trả lời câu hỏi đơn giản với độ tuổi, biết đọc thơ, ca dao, biết kể những câu truyện ngắn.
- Sử dụng đúng từ vâng dạ trong giao tiếp.
- Biết tự giở sách vở, xem tranh minh hoạ và gọi tên những hình ảnh trong tranh, sách.
4. Phát triển thẩm mỹ:
* Làm quen tạo hình:
- Trẻ có thể vẽ, tô màu một số đồ dùng đồ chơi trong lớp.
- Trẻ có thể sử dụng một số nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho dạy và học.
* Làm quen âm nhạc:
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát trong chủ đề.
- Chăm chú lắng nghe cô hát, nhận xét về giai điệu nội dung câu bài hát, bản nhạc và thể hiện cảm xúc phù hợp.
5. Phát triển về tình cảm và kỹ năng xã hội:
- Trẻ có thể nói được tên trường, tên lớp tên cô giáo và một số hoạt động ở trường.
- Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động.
- Biết biểu lộ một số cảm xúc vui , buồn.
- Biết một số quy định của lớp. Biết cất đồ chơi sau khi chơi.Chú ý nghe cô và bạn.
- Sử dụng đúng ngôn ngữ trong giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
- Tranh, ảnh, truyện, sách về trường, lớp, các hoạt động của trẻ, của cô, của các thành viên trong trường mầm non.
- Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, bài thơ, câu chuyện ... liên quan đến chủ đề.
- Bút sáp màu, đất nặn, bảng, giấy A3, A4, giấy màu, giấy họa báo... để trẻ làm quen và tô, vẽ, cắt, dán ...
- Đồ dùng, đồ chơi lắp ghép, xây dựng.
- Đồ dùng, đồ chơi cho góc đóng vai; cô giáo, bác cấp dưỡng, ..
- Dụng cụ vệ sinh, trang trí góc, lớp.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Đất nặn, bảng con, vở tạo hình, làm quen với toán, bút sáp màu, giấy A4, giấy màu, hồ dán, kéo ...
- Lô tô về chủ đề trường, lớp mầm non.
- Bàn ghế đủ cho trẻ ngồi.



















III. MẠNG NỘI DUNG:












































IV. MẠNG HOẠT ĐỘNG:



















* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: vi thị thúy hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)