Giao an lop 6

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hòa | Ngày 25/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: giao an lop 6 thuộc Tin học 7

Nội dung tài liệu:

Tuần: 24 Ngày soạn: …../ ……/ ………
Tiết: 47 Ngày dạy: …../ ……/ ……….
BÀI 16: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được nội dung và mục tiêu của định dạng văn bản.
- Biết các nội dung định dạng ký tự.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được các thao tác định dạng ký tự cơ bản.
3. Thái độ:
- Học sinh hiểu bài và hứng thú với bài học.
- Học sinh ngày càng yêu thích sử dụng máy tính, khám phá hệ thống máy tính, phần mềm soạn thảo văn bản, chỉnh sửa văn bản, định dạng văn bản và yêu thích môn học hơn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Giáo án, bài giảng điện tử.
- Hình ảnh minh họa.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi, tài liệu tham khảo (nếu có).
- Bài cũ, xem trước bài mới.
III. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định lớp:
- Ổn định trật tự lớp.
- Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên nêu câu hỏi, lần lượt gọi học sinh trả lời. Giáo viên đánh giá, cho điểm.
Câu 1: Có mấy chế độ gõ văn bản? Đó là những chế độ nào?
TL: Có 2 chế độ gõ văn bản. Đó là chế độ gõ chèn và chế độ gõ đè.
Câu 2: Nêu sự giống và khác nhau về chức năng của phím Delete và phím Backspace trong soạn thảo văn bản?
TL: Sự giống và khác nhau về chức năng của phím Delete và phím Backspace trong soạn thảo văn bản là:
Giống nhau: Dùng để xóa một vài ký tự.
Khác nhau: Phím Backspace dùng để xóa ký tự ngay phía trước con trỏ soạn thảo.
Phím Delete dùng để xóa ký tự ngay sau con trỏ soạn thảo văn bản.
3. Bài mới:
Trong tiết học trước chúng ta đã được học các thao tác chỉnh sửa văn bản. Muốn làm cho một văn bản trở nên đẹp hơn chúng ta sẽ thực hiện như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta làm điều đó. Bài 16: Định dạng văn bản.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung

GV: Chiếu hình, yêu cầu học sinh quan sát và so sánh giữa hai văn bản có sự khác nhau như thế nào?












HS: Quan sát và trả lời.
GV: Muốn có một văn bản đẹp hơn, dễ nhìn hơn văn bản ban đầu ta sẽ làm gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu phần thứ nhất của bài: “1. Định dạng văn bản”
GV: Kết hợp ví dụ trên và SGK cho cô biết: Thế nào là định dạng văn bản?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét câu trả lời của HS.



GV: Định dạng văn bản nhằm mục đích gì?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét.

GV: Định dạng văn bản gồm hai loại: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản.
Lưu ý: Nên định dạng văn bản sau khi đã soạn thảo xong toàn bộ nội dung của văn bản đó. Vì 2 lý do sau:
Thứ nhất: Tiết kiệm thời gian.
Thứ hai: Giúp văn bản có một định dạng thống nhất, hợp lý không phải chỉnh sửa lại nhiều lần.



Để định dạng được kí tự phải thực hiện những thao tác gì chúng ta sang phần tiếp theo của bài.
GV: Một em nhắc lại kí tự là gì? (kí tự là những con chữ, số, kí hiệu)
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
Như chúng ta đã biết định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự (con chữ, số, kí hiệu), các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang. Em nào cho cô biết định dạng kí tự là gì?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét câu trả lời của HS.
GV: Chiếu hình, yêu cầu học sinh quan sát lên màn hình.
Phông chữ: Thủ đô Thủ đô Thuû ñoâ
Cỡ chữ: Thủ đô Thủ đô Thủ đô
Kiểu chữ: Thủ đô Thủ đô Thủ đô Thủ đô
Màu sắc: Thủ đô Thủ đô Thủ đô
GV: giới thiệu và giải thích các tính chất của định dạng kí tự.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hòa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)