GIAO AN KHOA HỌC + LS +ĐL LOP 4

Chia sẻ bởi Tạ Thị Thanh Tâm | Ngày 09/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: GIAO AN KHOA HỌC + LS +ĐL LOP 4 thuộc Toán học 4

Nội dung tài liệu:


Tuần 15
Ngày soạn: 30/11/2009 Ngày dạy: Thứ tư ngày 2/12/2009
Thứ năm ngày 3/12/2009
Địa lí: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (TIẾP THEO)
I.MỤC TIÊU :
* Kiến thức: Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ.
* Kĩ năng: Dựa vào ảnh, miêu tả cảnh chợ phiên.
* Thái độ:- Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân .
* HS khá giỏi: Biết khi nào một làng trở thành làng ghề.
Biết quy trình sản xuất đồ gốm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh, ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ (HS và GV sưu tầm).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động dạy
Hoạt động học

2.Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ .
- Mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ có thuận lợi và khó khăn gì cho việc trồng rau xứ lạnh .
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
- GV ghi tựabài lên bảng.
b.Giảng bài:
3/.Nơi có hàng trăm nghề thủ công :
* Hoạt động 1: Làm việc nhóm 6
- GV cho HS các nhóm dựa vào tranh, ảnh SGK và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý sau:
+ Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ? (Nhiều hay ít nghề, trình độ tay nghề, các mặt hàng nổi tiếng, vai trò của nghề thủ công …)
+ Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết ?
+ Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công ?
- GV nhận xét và nói thêm về một số làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ .
GV: Để tạo nên một sản phẩm thủ công có giá trị, những người thợ thủ công phải lao động rất chuyên cần và trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau theo một trình tự nhất định .
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- GV cho HS quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng và trả lời câu hỏi :
+ Hãy kể tên các làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của người dân ĐB Bắc Bộ mà em biết .
+ Quan sát các hình trong SGK em hãy nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm .
- GV nhận xét, kết luận: Nói thêm một công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất gốm là tráng men cho sản phẩm gốm. Tất cả các sản phẩm gốm có độ bóng đẹp phụ thuộc vào việc tráng men.
- GV yêu cầu HS kể về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi em đang sống .
4/.Chợ phiên:
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm 4
- GV cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh để thảo luận các câu hỏi :
+ Chợ phiên ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì? (hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hóa bán ở chợ ) .
+ Mô tả về chợ theo tranh, ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hóa nào ?
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
GV: Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có nhiều mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân.
4.Củng cố :
- GV cho HS đọc phần bài học trong khung .
- Cho HS điền quy trình làm gốm vào bảng phụ .
5.Dặn dò:
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Thủ đô Hà Nội”.
- Nhận xét tiết học .



- HS trả lời câu hỏi .
- HS khác nhận xét .





- HS nhắc lại tựa bài.

- HS thảo luận nhóm .
- HS đại diện các nhóm trình bày kết quả .
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.












- HS trình bày kết quả quan sát :

+ Làng Bát Tràng, làng Vạn phúc, làng Đồng Kị …

+ Nhào đất tạo dáng cho gốm, phơi gốm, nung gốm, vẽ hoa văn …
- HS khác nhận xét, bổ sung.

- Vài HS kể .




- HS
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tạ Thị Thanh Tâm
Dung lượng: 282,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)