GIÁO ÁN HỌC KỲ 2 LÝ 7
Chia sẻ bởi Hải Nguyên Văn |
Ngày 17/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: GIÁO ÁN HỌC KỲ 2 LÝ 7 thuộc Vật lí 7
Nội dung tài liệu:
Học Kỳ II
TUẦN 19
Tiết 19
Ngày soạn:
Chương III: Điện học
Bài 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
I- MỤC TIÊU :
1-Kiến thức
Học sinh mô tả được 1 hiên tượng hoặc 1 thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát
Giải thích được 1 số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện).
2-Kỹ năng:
Làm thí nghiệm nhiễm điện do cọ xát.
3-Thái độ:
Yêu thích môn học, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh.
II/CHUẨN BỊ :
1 thước nhựa, 1 thanh thuỷ tinh hữu cơ, 1 mảnh nilông( thường dùng làm túi đượng hàng) kích thước 130mm*250mm.
một quả cầu nhựa xốp(hoặc bấc) đường kính 1cm hoặc 2cm có xuyên sợi chỉ khâu, 1 giá treo.
1 mảnh len hoặc 1 mảnh lông thú, 1 mảnh dạ, 1 mảnh lụa kích thước khoảng 150mm*150mm, cán phải sấy khô nếu trời ẩm.
1 số mẩu giấy vụn.
1 mảnh tôn kích thước khoảng( 80mm*80mm). 1 mảnh nhựa kích thước(130mm*180mm).
1 bút thử điện không mạnh(hoặc bóng đèn nêon của bút thử điện).
Gv phô tô bảng ghi kết quả thí nghiệm 1(tr.48-sgk) cho các nhóm hoặc cho hs chép sẵn ra vở.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Giáo viên
Học sinh
Bài ghi
Hđ 1:Tạo tình huống:
+ Gv gọi 2 hs tả hiên tượng trong ảnh đầu chương III(sgk), nêu thêm các hiện tượng khác?
+ Yêu cầu hs nêu mục tiêu của chương III
Để tìm hiểu các loại điện tích, trước hết ta phải tìm hiểu 1 trong các cách nhiễm điển cho các vật là” nhiễm điện do cọ xát”.
+ Em đã từng thấy hiên tượng gì vào những ngày khô hanh khi cởi áo bằng len hoặc da?
+ Nguyên nhân của hiện tượng sấm sét là gì?
Hđ 2: TN phát hiện vật nhiễm điện
+ Yêu cầu hs nêu dụng cụ thí nghiệm và cách tiến hành
+ Đưa các vật cần thí nghiệm lại gần giấy vụn, nhận xét hiện tượng xảy ra khi chưa cọ xát ?
+ Nhắc các nhóm lưu ý cọ xát nhiều lần theo một chiều.
+ Yêu cầu kiểm tra để phát hiện hiện tượng và ghi kết quả vào bảng.
+ Hướng dẫn hs thảo luận và ghi bài
Hđ 3: Thí nghiệm phát hiện khả năng của vật nhiễm điện :
+ Tại sao vật sau khi cọ xát lại có khả năng hút vật khác?
+ hướng dẫn hs kiểm tra theo các phương án hs đã nêu
+ Yêu cầu hs làm thí nghiệm như hình 17.2, thảo luận trả lời kết luận 2.
+ Thông báo về vật nhiễm điện ( vật mang điện tích)
Hđ 4: Vận dụng :
+ Có thể làm nhiễm điện cho vật bằng cách nào?
+ Yêu cầu hs thảo luận và trả lời các câu 1,2,3 sgk trang 49.
+ Quan sát tranh vẽ trang 47 sgk, nêu ví dụ khác.
+ Đọc sgk trang 47 , nêu được những mục tiêu cần thiết
+ Nêu được: khi cởi áo len, dạ trong tối thấy chớp sáng li ti và tiếng lách tách
+ Đọc yêu cầu thí nghiệm, nhận dụng cụ và nêu cách tiến hành
+ Dự đoán hiện tượng
+Nhóm tiến hành thí nghiệm, thảo luận và ghi kết quả vào bảng 1.
+ Thảo luận để điền từ vào kết luận
+ Trả lời và nêu cách kiểm tra
+ nhận xét các kết quả thí nghiệm
+ đọc cách tiến hành thí nghiệm 2, và kiểm tra dự đoán
+ thảo luận điền từ vào kết luận 2
+ Giải thích C1: Lược cọ xát vào tóc -> lược và tóc bị nhiễm điện -> lược hút tóc thẳng ra.
+ Giải thích C2: thổi gió làm bụi bay
Cánh quạt cọ xát không khí -> nó bị nhiễm điện -> có khả năng hút các hạt bụi
Mép quạt có xát nhiều -> nhiễm điện nhiều -> hút nhiều bụi.
+ Giải thích C3: ... cọ xát ( nhiễm điện ( hút bụi ....
I/ Vật nhiễm điện :
Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng :
hút vật khác
làm sáng bóng đèn
có thể l2m nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát.
*Củng cố :
Cách tạo ra vật nhiễm điện ?
Vật nhiễm điện có khả năng gì?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hải Nguyên Văn
Dung lượng: 55,67KB|
Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)