Giáo án hóa học 9

Chia sẻ bởi Lê Đình Long | Ngày 15/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: giáo án hóa học 9 thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Tuần:1 Ngày soạn: 11 - 8 - 2008
Tiết:1 Ngày dạy: 18 - 8 - 2008

ÔN TẬP ĐẦU NĂM

Mục tiêu:
Củng cố cho học sinh những kiến thức đã học ở lớp 8 về:
.Khái niệm, phân loại, gọi tên các loại hợp chất vô cơ.
.Nồng độ dung dịch.
.Công thức biến đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.
.Bài tập tính theo công thức và phương trình hóa học.
Rèn cho học sinh ỹ năng lập công thức hóa học, viết phương trình phản ứng.
Chuẩn bị
GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
HS: Ôn lại những kiến thức cơ bản ở chương trình Hóa 8.
Hoạt động dạy học
Mở bài: Để làm cơ sở cho việc học tập môn Hóa 9 ( ôn tập.
Phát triển bài:

Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò - Nội dung bài


GV:
Cho HS làm bài tập: Cho kim loại nhôm tác dụng với dung dịch axit clohiđric thu được dung dịch nhôm clorua và khí hiđro. Lập PTHH của phản ứng.
Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh khác theo dõi nhận xét.



Yêu cầu HS nhớ lại công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất ( viết công thức.



Cho HS vận dụng làm bài tập:
Tính thể tích khí oxi cần dùng (ĐKTC) để đốt cháy hoàn toàn 12,4 gam photpho đỏ biết sản phẩm của phản ứng là điphotpho pentaoxit (P2O5).







Yêu cầu HS kể những loại hợp chất vô cơ đã học.
GV ghi lên bảng một số công thức hóa học ( HS phân loại, gọi tên các hợp chất trên: SO2 , HNO3 , NaOH, H2SO4, Na2CO3, FeO, Ca(HCO3)2, Cu(OH)2, ZnCl2.
Từ đó yêu cầu HS nhắc lại khái niệm oxit, axit, bazơ, muối và cách gọi tên các loại hợp chất đó.

Yêu cầu HS nhắc lại 2 loại nồng độ dung dịch đã học.
Cho HS viết công thức tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol.
1.Công thức hóa học - Phương trình hóa học:
HS ghi bài tập và làm việc cá nhân:
Viết công thức hóa học của các đơn chất: nhôm, khí hiđro; hợp chất: axit clohiđric, dung dịch nhôm clorua (dựa vào quy tắc hóa trị), sau đó viết thành phương trình hóa học.
2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh khác theo dõi nhận xét.
2Al + 6HCl ( 2AlCl3 + 3H2
HS ghi công thức, đơn vị từng đại lượng:
2.Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất:
HS viết công thức:
Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất:
Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí:

HS tự viết phương trình hóa học, đại diện HS lên bảng viết phương trình:
4 P + 5 O2 2 P2O5
HS thảo luận nhóm các bước tiếp theo sau khi viết phương trình phản ứng: Tìm số mol của 12,4 gam P:
suy ra số mol O2 theo phương trình phản ứng là 0,5mol.
Thể tích khí oxi cần dùng (ĐKTC) là:


HS kể: Oxit, axit, bazơ, muối.
3. Oxit - Axit - Bazơ - Muối:

Các nhóm thảo luận: phân loại, gọi tên các hợp chất trên.

HS nhắc lại khái niệm oxit, axit, bazơ, muối và cách gọi tên các loại hợp chất đó.

4.Nồng độ dung dịch:
HS nêu 2 loại nồng độ dung dịch: nồng độ phần trăm và nồng độ mol.
HS viết công thức tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol.
Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch:
Công thức tính nồng độ mol của dung dịch:




Dặn về nhà:
Học lại bài, nắm vữùng khái niệm và cách gọi tên 2 loại oxit, giải lại các bài tập.
Xem bài 1 - SGK 9: Tính chất hóa học của oxit.






Tuần:1 Ngày soạn: 12 - 8 - 2008
Tiết:2 Ngày dạy: 22 - 8 - 2008

Bài 1. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT
KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT

Mục tiêu
Qua bài này làm cho HS:
Biết được những tính chất hóa học của oxit axit, oxit bazơ và dẫn ra được những phương trình hóa học tương ứng với mỗi tính chất.
Hiểu được
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Đình Long
Dung lượng: 67,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)