Giáo án hóa 8

Chia sẻ bởi Võ Thị Thu | Ngày 05/10/2018 | 66

Chia sẻ tài liệu: giáo án hóa 8 thuộc Nhà trẻ

Nội dung tài liệu:


Tuần: Ngày soạn:
Tiết: Ngày dạy:

TÍNH CHẤT CỦA OXI (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : Giúp Hs biết :
- Tính chất vật lí của oxi : Trạng thái , màu sắc mùi , tính tan trong nước tỉ khối so với không khí..
- Tính chất hoá học của oxi: Oxi là phi kim hoạt động hoá học mạnh ở nhiệt độ cao : nhiều phi kim (S,P, …). Hoá trị của Oxi trong các hợp chất thường bằng II
- Sự cần thiết của oxi trong đời sống .
2. Kĩ năng :
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình phản ứng của oxi với Fe, S P,C , rút ra nhận xét về tính chất hoá học của oxi .
- Viết các PTHH .
- Tính thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng .
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học qua các thí nghiệm.
- Giới thiệu nghề trồng trọt và chăn nuôi thuỷ sản.
II. Chuẩn bị:
* dụng cụ : Đèn cồn, môi sắt
* Hoá chất : 3 lọ chứa oxi đã thu sẵn từ trước .
Bột S,Bột P,Dây sắt ,Than .
* Phiếu học tập
III. Phương pháp dạy học chủ yếu: Hỏi đáp, gợi mở, dẵn dắt, vận dụng.
IV.Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài học.
2. Bài mới:
*Đặt vấn đề: Ở các lớp dưới và ở chương I, II, III các em biết gì về nguyên tố oxi, về đơn chất phi kim oxi? Các em có nhận xét gì về màu sắc, mùi vị và tính tan trong nước của khí oxi? O xi có thể tác dụng với các chất khác được không? Nếu được thì mạnh hay yếu?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò

- Yêu cầu HS nêu những gì biết được về khí
oxi ( như: KHHH, CTHH, NTK, PTK).
- GV cung cấp thêm thông tin về oxi.

1.Hoạt động1: Tìm hiểu tính chất vật lý của Oxi.
- GV cho HS quan sát lọ thuỷ tinh có chứa khí oxi, yêu cầu HS nhận xét về: Màu sắc, mùi, trạng thái và tính tan trong nước.
- Yêu cầu HS tính tỉ khối của oxi đối với không khí.
- GV bổ sung.
2.Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của Oxi.
* GV làm thí nghiệm: Đưa muôi sắt có chứa bột S vào ngọn lửa đèn cồn. Sau đó đưa S đang cháy vào lọ thuỷ tinh có chứa khí oxi.
- Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng.
? So sánh các hiện tượng S cháy trong không khí và trong oxi.
- GV: Chất khí đó là lưu huỳnh đioxit: SO2
( còn gọi là khí Sunfurơ).
- Gọi 1 HS viết PTPƯ.


3.Hoạt động 3:
* GV làm TN: Đốt P đỏ trong không khí và trong khí oxi.
- Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng.
? So sánh các hiện tượng P cháy trong không khí và trong oxi.
- GV giới thiệu: Bột đó là Điphotpho pentao xit P2O5 tan được trong nước.
- Gọi 1 HS lên bảng viết PTPƯ.

- KHHH: O.
- CTHH : O2.
- NTK : 16.
- PTK : 32.
I. Tính chất vật lí:
- Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Hoá lỏng ở -183 độ C.




II. Tính chất hoá học:
1. Tác dụng với phi kim:
a. Với lưu huỳnh:





- PTHH:
S + O2  SO2
(r) (k) (k)
(Lưu huỳnh đioxit)
a. Với photpho:





- PTHH:
4P + 5O2  2P2O5
(r) (k) (r)
(Điphotpho pentaoxit)

4. Củng cố:
- Yêu cầu HS làm các bài tập sau:
* Bài tập 1: Đốt cháy 6,2g P trong bình chứa 6,72 l khí oxi ( ở đktc) tạo thành P2O5.
a. Chất nào còn dư, chất nào thiếu?
A. P còn dư, O2 thiếu. B. P còn thiếu, O2 dư.
C. Cả 2 chất vừa đủ. D. Tất cả đều sai.
b. Khối lượng chất tạo thành là bao nhiêu?
A. 15,4g
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)