GIÁO ÁN HÌNH 7 (soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng)

Chia sẻ bởi Hoàng Mạnh Hùng | Ngày 16/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: GIÁO ÁN HÌNH 7 (soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng) thuộc Hình học 7

Nội dung tài liệu:

Giáo án mẫu: Hình học 7
Soạn theo hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng toán THCS
Áp dụng từ năm học 2010-2011 (Tài liệu tập huấn của Sở Giáo Dục Hải Phòng tháng 8 /2010)

Tiết 22:TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ NHẤT
CỦA TAM GIÁC
Cạnh-Cạnh-Cạnh (C.C.C)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh cần đạt được:
- Vận dụng khái niệm hai tam giác bằng nhau, nhận biết các yếu tố trong tam giác.
- Biết các thao tác vẽ tam giác biết ba cạnh.
- Biết tính chất về trường hợp bằng nhau cạnh-cạch-cạnh.
2. Kỹ năng: Học sinh cần đạt được:
- Sử dụng các dụng cụ: thước thẳng, thước đo góc, compa để vận dụng vẽ tam giác biết ba cạnh.
- Biết và vận dụng trường hợp bằng nhau cạnh góc cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau, các đoạn thẳng (góc) bằng nhau, tìm số đo đoạn thẳng (góc).
- Biết quan sát và tư duy logíc phối hợp kỹ năng phân tích, dự đoán quan hệ hình học.
- Biết phối hợp nghe, nhìn và ghi chép.
3. Thái độ:
Học sinh cần có thái độ tích cực trong các hoạt động mà GV tổ chức.
B. CHUẨN BỊ
1 .Chuẩn bị của giáo viên:
- Soạn giáo án điện tử, chuẩn bị tư liệu nguồn cho bài giảng.
- Chuẩn bị các thiết bị và đồ dùng dạy học: Máy chiếu, máy tính, thước, compa.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị bài ở nhà chu đáo.
- Mang đủ dụng cụ học tập đến giờ học.
3. Có thể sử dụng CNTT bởi đoạn hoạt hình để hướng dẫn vẽ tam giác viết 3 cạnh và các phép đo độ dài đoạn thẳng và đo góc.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Tổ chức lớp: (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số:
- Nhắc nhở một số vấn đề về vào lớp đúng giờ, đồng phục, vệ sinh lớp học, chuẩn bị sách vở và đồ dùng cho tiết học (Nếu cần)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1: Điền vào chỗ trống để có khẳng định đúng: “Nếu Thì …”
Hai tam giác bằng nhau có tác dụng gì?
Câu 2: Khi cần khẳng định ?
Phải xét bao nhiêu điều kiện để có kết quả đó?
TRẢ LỜI:
Câu 1: Học sinh trả lời nhanh và bạn nhận xét (Nếu cần GV ghi bảng).
Xác định các góc tương ứng bằng nhau, xác định các cạnh tương ứng bằng nhau.
Chốt lại: Quan hệ bằng nhau được nghiên cứu nhiều trong hình học . Vậy việc nhận biết hai tam giác bằng nhau là rất cần thiết.Chú ý góc cạnh tương ứng.
Câu 2: Học sinh viết bảng để kiểm tra sự tương ứng góc (cạnh)
Chốt lại: Như vậy theo định nghĩa: cần phải xét đến 3 cặp cạnh và 3 cặp góc của hai tam giác mới nhận biết hai tam giác đó bằng nhau.(Phải kiểm tra 6 điều kiện)
Nhận xét về kết quả học bài ở nhà và cho điểm học sinh trả lời.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung bài học

Hoạt động 1: Đặt vấn đề vào bài mới (3 phút)
Học sinh nhận biết khó khăn về số lượng điều kiện để khẳng định hai tam giác bằng nhau, từ đó giáo viên đưa ra dự báo “Không cần xét góc cũng nhận biết được hai tam giác bằng nhau!”. Học sinh trao đổi và phân tích các dữ kiện để trả lời: Khi đó ta cần mấy điều kiện, là những yếu tố nào của hai tam giác?
GV giới thiệu nội dung và nhiệm vụ của bài học:
1.Vẽ tam giác biết ba cạnh
2.Tính chất trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh


“Không cần xét góc cũng nhận biết được hai tam giác bằng nhau!”


Hoạt động 2: Vẽ tam giác biết ba cạnh (7 phút)
Học sinh nắm được các thao tác vẽ và sử dụng các dụng cụ để vẽ tam giác biết ba cạnh, kiểm nghiệm các yếu tố góc của hai tam giác có ba cạnh bằng nhau.
? Tìm hiểu nội dung bài toán trong SGK-Trang 34?
HS: đọc nội dung bài toán SGK-34
? Ta cần dụng cụ nào để vẽ được tam giác ABC thoả mãn yêu cầu?
HS: Thước thẳng, compa
GV: Ta sử dụng dụng cụ vẽ tam giác thoả mãn độ dài ba cạnh theo trình tự sau. GV sử dụng đường link đến trang powerpoint có nhúng lập trình mô phỏng vẽ tam giác biết ba cạnh trong phần
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Mạnh Hùng
Dung lượng: 190,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)