Giao an day hoc tich cuc

Chia sẻ bởi Lương Ngọc Anh | Ngày 27/04/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: giao an day hoc tich cuc thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

D?Y H?C TÍCH C?C
Báo cáo viên: Dương Trí Trung
Hiểu biết về những khái niệm cơ bản (basic concepts) của khoa học,
Hiểu biết về bản chất của khoa học,
Hiểu biết về những nguyên tắc đạo đức đã dẫn dắt các nhà khoa học trong công việc của họ,
Hiểu biết về những mối quan hệ tương hỗ giữa khoa học và xã hội,
Hiểu biết về những mối quan hệ tương hỗ giữa khoa học và con người,
Hiểu biết về sự khác nhau giữa khoa học và kỹ thuật
(Pella cùng các đồng sự - 1966, trích trong Hodson - 1998)
Thế nào là người `có học` về khoa học?
Nhận thức rõ khoa học, toán học và kỹ thuật có mối quan hệ phụ thuộc qua lại với con người về cả những mặt tốt và những mặt hạn chế,
Hiểu được những khái niệm và những nguyên lý chủ chốt (key concepts and principles) của khoa học,
Hiểu rõ về thế giới tự nhiên (sự đa dạng và sự thống nhất),
Có thể sử dụng những tri thức khoa học và lối tư duy khoa học vào những mục đích của bản thân và của xã hội.
(Hiệp hội vì Sự tiến bộ của Khoa học Mỹ (American Association for the Advancement of Science - AAAS) - 1989, trích trong Hodson - 1998)
Thế nào là người `có học` về khoa học?
? Kinh nghiệm thu thập
Nhiều người học không vận dụng những kiến thức đã được học vào trong công việc,
Trang bị bao nhiêu kiến thức là đủ để người học tham gia vào cuộc sống.
?Nhiệm vụ dạy học khoa học nên được chuyển hướng từ truyền đạt kiến thức sang rèn luyện năng lực.
Năng lực khoa học
Ham muốn tìm hiểu khoa học,
Khả năng nghiên cứu khoa học,
Hiểu biết khoa học (quan niệm & cách thức vận động),
Sự sáng tạo khoa học (suy nghĩ & hành động),
Sự nhạy cảm khoa học.
(Ủy ban tư vấn về phân phối chương trình Xcốt-len - Scottish Consultative Council on the Curriculum (SCCC), 1996, trích trong Hodson - 1998)
Thuyết Kiến tạo (Constructivism)
Người học không thụ động tiếp nhận kiến thức từ người khác. Trái lại, họ chủ động tự kiến tạo phần lớn những hiểu biết của mình về thế giới tự nhiên.
Quá trình học chỉ diễn ra khi có sự mất cân bằng giữa nhận thức sẵn có và thông tin đưa vào.
Quá trình dạy và học diễn ra trong môi trường giao tiếp xã hội.
(Schunk, 2000)
Thuyết Piaget
Khuynh hướng thứ nhất của sự nhận thức:
* Cấu trúc cơ sở của nhận thức là schemes
* Scheme có thể rất nhỏ và cụ thể và cũng có thể rất lớn và tổng quát
* Nhận thức phát triển thông qua quá trình kết hợp và tái kết hợp các cấu trúc cơ sở - sự tổ chức (Organization).
Thuyết Piaget
Khuynh hướng thứ hai của sự nhận thức là sự thích nghi (Adaptation) gồm hai quá trình thành phần diễn ra đồng thời:
* Đồng hóa (Assimilation)
* Điều chỉnh (Accommodation)
Thuyết Piaget
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhận thức
* Sự trưởng thành về mặt sinh học
* Các họat động giao tiếp với môi trường và cộng đồng
* Sự kế thừa các kinh nghiệm xã hội
* Sự cân bằng giữa sự nhận thức của cá thể và môi trường
Thuyết Vygotsky
Việc học diễn ra khi mọi người chia sẻ với nhau những "công cụ tâm lý" (psychological tools).
Nhận thức phát triển thông qua hai quá trình xảy ra đồng thời:
* Tiếp nhận thông tin
* Hấp thụ thông tin (internalize)
Thuyết Vygotsky
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhận thức
* Văn hóa: ảnh hưởng đến lối hành động và suy nghĩ
* Xã hội: giao tiếp xã hội giúp người học tiếp thu những kiến thức mới và điều chỉnh những kiến thức chưa phù hợp
Vùng phát triển gần
Vùng phát triển gần tồn tại ở bất cứ giai đọan phát triển nào của người học,
Độ khó của những vấn đề nằm trong vùng này chỉ cao hơn một chút so với khả năng tự giải quyết của người học,
Với sự hỗ trợ của những người giỏi hơn, người học hoàn toàn có thể giải quyết được chúng
Sự khác nhau giữa lớp học truyền thống & lớp học kiến tạo
Một bài giảng tốt phải tuân theo giáo án và phải được tổ chức tốt
Một bài giảng tốt đôi khi không thể đoán trước và không phải lúc nào cũng tuân theo giáo án
Sự khác nhau giữa lớp học truyền thống & lớp học kiến tạo
Kiến thức khoa học được ghi trong sách, chúng được truyền đạt và được học bởi HS dưới dạng thuyết giảng
Kiến thức khoa học được kiến tạo trong nhận thức của HS. HS tự xây dựng nên những hiểu biết của bản thân và có khả năng so sánh những hiểu biết của mình với những điều được thuyết giảng
Sự khác nhau giữa lớp học truyền thống & lớp học kiến tạo
Những ý kiến của HS thường không quan trọng trừ khi chúng là những ý kiến sai
Những ý kiến và kinh nghiệm của HS được xem như xuất phát điểm của việc định hình những hiểu biết của HS và của việc chỉnh sửa khái niệm
Sự khác nhau giữa lớp học truyền thống & lớp học kiến tạo
Sự phát biểu tốt của HS thường được đánh giá dựa trên việc trả lời câu hỏi một cách chính xác và tự tin. HS thường sử dụng những câu chữ của giáo viên
Sự phát biểu tốt của HS thường là những câu phát biểu không chắc chắn, mang tính giả thuyết và tính khám phá và thường là sự tranh luận về những câu trả lời sai. HS dùng ngôn ngữ riêng của mình
Sự khác nhau giữa lớp học truyền thống & lớp học kiến tạo
Mọi câu trả lời sai đều được chỉnh sửa ngay lập tức, số lượng câu trả lời hay câu phát biểu đúng đóng vai trò quan trọng
Những phản hồi từ HS sẽ là đối tượng của các cuộc tranh luận; mức độ tham gia vào các cuộc tranh luận và mức độ liên quan đến bản chất của các khái niệm đóng vai trò quan trọng
Sự khác nhau giữa lớp học truyền thống & lớp học kiến tạo
Môi trường giao tiếp xã hội ít đóng vai trò quan trọng trong việc định hình sự hiểu biết của HS đối với các khái niệm
Tác động tương hỗ giữa HS với nhau và giữa HS với GV đóng vai trò chủ đạo trong quá trình kiến tạo kiến thức
Sự khác nhau giữa lớp học truyền thống & lớp học kiến tạo
HS phụ thuộc vào sự chỉ dẫn của GV trong việc học bởi vì có thể sự hiểu biết của họ thường hời hợt và nhất thời
Khả năng tự học của HS được phát triển và HS đạt được sự thấu hiểu các khái niệm khi họ tự xây dựng nên chúng thông qua sự cố gắng của bản thân
? Kinh nghiệm thu thập
Trong quá trình dạy học nên tạo ra môi trường giao tiếp thoải mái thầy - trò hay trò - trò.
Thường xuyên phản ánh đến người học và tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía người học
Phải luôn thử thách người học bằng những xung đột
Hạn chế can thiệp vào quá trình nhận thức của người học
DẠY HỌC BẰNG THỰC NGHIỆM
Phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu Vật Lý
PP thực nghiệm do Galiléo xây dựng vào thế kỷ XVII gồm có 4 bước:
* Quan sát, thu thập dữ liệu
* Khái quát hóa thành giả thuyết
* Rút ra các hệ quả, tiên đoán bằng phép suy luận logic và bằng toán học
* Dùng thí nghiệm kiểm chứng, nếu thí nghiệm thành công thì giả thuyết được xem như một định luật Vật Lý chính xác.
(Spaski, trích trong N. Đ. Thâm & N. N. Hưng)
4 qui tắc nhận thức tự nhiên, nhận thức chân lý của Newton
Qui tắc 1: Đối với mỗi hiện tượng, không thừa nhận những nguyên nhân nào khác ngoài những nguyên nhân đủ để giải thích nó.
Qui tắc 2: Những hiện tượng như nhau luôn được qui về cùng một nguyên nhân
4 qui tắc nhận thức tự nhiên, nhận thức chân lý của Newton
Qui tắc 3: Tính chất của tất cả các vật có thể đem ra thí nghiệm được, mà ta không thể làm cho nó tăng lên hoặc giảm xuống thì được coi là tính chất của mọi vật nói chung.
Qui tắc 4: Bất kỳ khẳng định nào rút ra từ thực nghiệm, bằng phương pháp qui nạp đều là đúng chừng nào chưa có những hiện tượng khác giới hạn hoặc mâu thuẫn với khẳng định đó.
Phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật Lý
Việc dạy học vật lý cần phải được mô phỏng theo quá trình nghiên cứu vật Lý bằng con đường thực nghiệm.
Phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật Lý
Hoạt động dạy học bằng phương pháp thực nghiệm được phân chia thành 5 giai đoạn:
* Quan sát hiện tượng & xác định vấn đề
* Xây dựng câu trả lời dự đoán ban đầu
* Suy ra hệ quả
* Xây dựng và thực hiện phương án thí nghiệm để kiểm tra
* Ứng dụng kiến thức
? Chú ý khi dạy học bằng phương pháp thực nghiệm
Chất lượng của sự quan sát tùy thuộc vào chủ thể
* Sự quan sát mang tính chủ quan
* Sự thành công của quá trình quan sát phụ thuộc vào năng lực quan sát của chủ thể
* Giá trị của sự quan sát phụ thuộc vào ngôn ngữ quan sát của chủ thể
* Sự thu thập và diễn giải những số liệu quan sát chỉ xảy ra trong phạm vi khung lý thuyết của chủ thể.
? Chú ý khi dạy học bằng phương pháp thực nghiệm
Xây dựng hệ thống câu hỏi dẫn dắt
* Nếu đối tượng quan sát nằm ngoài khả năng nhận biết của chủ thể, GV cần xây dựng hệ thống câu hỏi giúp người học `cảm nhận hiện tượng`.
* Câu hỏi phải có độ khó thích hợp, ở dạng `mở` và có tác dụng dẫn dắt tư duy
* Trong quá trình đặt câu hỏi, người dạy cần phải mô tả chúng về hình thức cũng như công dụng.
* Khuyến khích người học đưa ra những câu hỏi tương tự.
? Chú ý khi dạy học bằng phương pháp thực nghiệm
Dựa vào chức năng, câu hỏi dẫn dắt được chia thành 5 loại:
* Loại dùng để tập trung sự chú ý của người học (attention - focusing)
* Loại dùng để đo và đếm (measuring and counting)
* Loại dùng để so sánh (making comparisons)
* Loại dùng để thúc đẩy hoạt động (prompting action)
* Loại dùng để đề xuất cách giải quyết vấn đề (problem - posing)
(Elstgeest, 1985; trích trong Hodson, 1998)
? Chú ý khi dạy học bằng phương pháp thực nghiệm
Dựa trên các mức độ nhận thức của Bloom, câu hỏi dẫn dắt được chia thành 6 loại:
* Câu hỏi biết
* Câu hỏi hiểu
* Câu hỏi vận dụng
* Câu hỏi phân tích
* Câu hỏi tổng hợp
* Câu hỏi đánh giá
? Chú ý khi dạy học bằng phương pháp thực nghiệm
Sự mâu thuẫn trong mô hình nghiên cứu khoa học
* Mâu thuẫn về tính khách quan, không bị thiên lệch của sự quan sát do ảnh hưởng của lý thuyết.
* Mâu thuẫn về sự chọn lựa đối tượng của sự quan sát.
* Mâu thuẫn trong quá trình kiểm chứng
* Mâu thuẫn khi giảng giải những yếu tố không được trông đợi
* Mâu thuẫn về độ tin cậy của pp qui nạp
? Chú ý khi dạy học bằng phương pháp thực nghiệm
Kỹ năng dạy thực hành
* Chuyển giao quyền chủ động cho người học tùy thuộc vào mục tiêu giáo dục.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Ngọc Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)