GIÁO ÁN ĐẠI SỐ 8 (2 CỘT)

Chia sẻ bởi Đoàn Công Bộ | Ngày 13/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: GIÁO ÁN ĐẠI SỐ 8 (2 CỘT) thuộc Đại số 8

Nội dung tài liệu:

Soạn: 12/01/2010
Tiết 42: §2.PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
A.Mục tiêu:
-HS nắm được dạng của phương trình bậc nhất ,hai phép biến đổi tương đương, biết cách giải phương trình bậc nhất.
-Rèn kĩ năng nhận dạng phương trình bậc nhất. giải phương trình bậc nhất.
B.Phương pháp: Nêu vấn đề.
C.Chuẩn bị:
-GV:
-HS:
D.Tiến trình:
I.Ổn định:
II.Bài cũ:
Hai phương trình x = 1 và x(x – 1) có tương đương không ? Vì sao ?
Đáp: Không, vì chúng không có cùng tập nghiệm
III.Bài mới:
*Đặt vấn đề: Phương trình 4x + 1 = 0 có tên gọi là gì ? Cách giải như thế nào ?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung

Phương trình 4x + 1 = 0 được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn
Tổng quát: Phương trình bậc nhất 1 ẩn có dạng ax + b = 0, a, b là các số xác định, a(0, x là biến số
GV: Hãy cho ví dụ về phương trình bậc nhất một ẩn ?
Cách giải PT như thế nào ? Để giải được PT ta cần biết hai quy tắc sau:

Từ 5 + 3 = 8 suy ra 5 = 8 – 3 đúng hay sai ?
Cách làm trên dựa vào quy tắc nào ?
Nhắc lại quy tắc chuyển vế ?
HS: a + b = c ( a = c – b
GV: Vế phương trình ta cũng có cách làm tương tự, cách làm này cho ta một phương trình mới tương tương với phương trình đã cho
GV: Vận dụng tìm phương trình tương đương với phương trình x – 6 = 0 ?
GV: Yêu cầu học sịnh đọc quy tắc chuyển vế sgk/8
Học sinh theo nhóm thực hiện ?1

Từ 2 + 1 = 3 suy ra 2(2 + 1) = 2.3 hoặc (2 + 1 )/2 = 3/2 đúng hay sai?
GV: Tương tự đối với phương trình ta cũng có thể làm như thế, các làm đó cho ta một phương trình tương đương với phương trình đã cho
GV: Yêu cầu học sinh đọc quy tắc nhân, chia sgk tr8
Học sinh theo nhóm thực hiện ?2

Vận dụng các quy tắc trên giải các phương trình bậc nhất một ẩn
Ví dụ: Giải phương trình: 7x + 3 = 0
Phương pháp:
7x - 3 = 0 ( 7x = 3
Nêu cách làm ?
GV: 7x = 3(x = 3/7. Nêu cách làm ?
HS: Chia hai vế của phương trình cho 7
GV:Tập nghiệm S của phương trình là gì ?
HS: S= {3/7}
Học sinh thực hiện ?3

1.Định nghĩa:
Dạng: ax + b = 0 (a ( 0)
Ví dụ:
3x + 1 = 0
2,3y – 2 = 0



2) Hai quy tắc biến đổi phương trình:
a)Quy tắc chuyển vế: sgk



Ví dụ:

ax + b = 0 (a ( 0)
( ax = -b







b)Quy tắc nhân:

Ví dụ:
ax = b (a ( 0) ( x = 




3) Cách giải:
Ví dụ: Giải phương trình: 7x + 3 = 0









Tổng quát: ax + b = 0 ( a (0)
( ax = - b ( x = -b/a
Vậy phương trình bậc nhất luôn có một nghiệm là:
x = -b/a


IV.Củng cố và luyện tập:
-Nêu cách giải phương trình bậc nhất một ẩn?
V. Hướng dẫn về nhà:
-BTVN: 6,7,8,9 sgk tr10
Soạn: 17/01/2010
Tiết 43: §3. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯA ĐƯỢC VỀ DẠNG
ax + b = 0
A.Mục tiêu:
-HS biết cách giải các phương trình đưa được về dạng ax + b = 0, củng cố các quy tắc chuyển vế, nhân với một số.
-Rèn kĩ năng đưa phương trình có hai vế là các biểu thức hữu tỉ (không chứa biến ở mẫu) về dạng ax + b = 0 và giải phương trình ax + b = 0
-Rèn cho học sinh các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, tổng quát hoá.
B.Phương pháp: Nêu vấn đề.
C.Chuẩn bị:
-GV:
-HS:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Công Bộ
Dung lượng: 2,60MB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)