Giao an cn 11

Chia sẻ bởi Trần Như Tú | Ngày 16/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: giao an cn 11 thuộc Hình học 7

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn : 09/8/2016 Tiết: 02
Bài dạy: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC



I. MỤC TIÊU:
1) Kiến thức: - Hiểu được kiến thức cơ bản của phương pháp hình chiếu vuông góc
- Biết được vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ.
2) Kỹ năng: Có thể vẽ được hình chiếu của một số vật thể đơn giản.
3) Thái độ: Tạo cho học sinh thích thú với môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1) Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ phóng to hình 2.1,2.2,2.3 và 2.4 SGK.
- Vật mẫu theo hình 2.1 SGK và mô hình 3 mặt phẳng hình chiếu.
2) Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc và nghiên cứu bài ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1) Ổn định tình hình lớp.(1ph)
- Điểm danh học sinh.
- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2) Kiểm tra bài cũ: (5 ph)
- Câu hỏi: Nêu các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ KT?
- Trả lời: HS dựa vào kiến thức bài 1 để trả lời 5 tiêu chuẩn.
3) Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài.(1ph)
Muốn biểu diễn hình dạng vuông góc của vật thể ba chiều người ta dùng phương pháp nào để biểu
diễn, để hiểu được chúng ta đi vào bài học hôm nay: “ Hình chiếu vuông góc”.
- Tiến trình bài dạy:
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung

25’
Hoạt động 1 : Tìm hiểu phương pháp hình chiếu góc thứ 1


 

Hỏi: Trong phương pháp CG1, vật thể đặt như thế nào (đối với các mặt phẳng hình chiếu đứng, bằng và cạnh)?


Quan sát tranh vẽ và mô hình hình 2.1 trả lời:
- đặt trong một góc tạo bởi 3 trục vuông góc với nhau từng đôi một.
- đặt trong một góc tạo bởi 3 mp vuông góc với nhau từng đôi một.
I. Phương pháp chiếu góc thứ nhất:
- Vật thể được đặt trong một góc tạo bởi mặt phẳng hình chiếu bằng ở dưới, hình chiếu đứng ở sau và hình chiếu cạnh ở bên phải vật thể


Hỏi: Sau khi chiếu, mặt phẳng hình chiếu bằng và hinh chiếu cạnh quay như thế nào?
Hỏi: trên bản vẽ các hình chiếu bố trí như thé nào?
Quan sát hình 2.1 để trả lời.


HS dựa vào hình 2.2 SGK trả lời.
 -Mặt phẳng hình chiếu bằng quay xuống 900, mặt phẳng hình chiếu cạnh quay sang phải 1 góc 900.
- Hình chiếu bằng B nằm dưới hình chiếu đứng A, hình chiếu cạnh C nằm bên phải.

10’
Hoạt động 3:Tổng kết, đánh giá:
- Vì sao phải dùng nhiều hình chiếu để biểu diễn?
- Sự khác nhau giữa hai PP chiếu?

 4) Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(3ph)
. - Trả lời các câu hỏi của SGK.
- Đọc trước bài 3 SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn : 03/8/2016 Tiết: 01
Bài dạy: TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT


I. MỤC TIÊU:
1) Kiến thức: Hiểu được kiến thức cơ bản của một số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật.
2) Kỹ năng: Có ý thức thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật.
3) Thái độ: Tạo cho học sinh thích thú với môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1) Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ phóng to hình 1.3,1.4,1.5SGK.
2) Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc và nghiên cứu bài ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1) Ổn định tình hình lớp:(1ph)
- Điêm danh học sinh.
2) Kiểm tra bài cũ: Không có.
3) Giảng bài mới:(2 ph)
- Giới thiệu bài mới: các bản vẽ KT thống nhất theo tiêu chuẩn đã được qui định .Tiêu chuẩn đó gọi là gì, nó gồm những nội dung nào.
- Tiến trình bài dạy:
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung

5’
Hoạt động 1:Tìm hiểu ý nghĩa của tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Như Tú
Dung lượng: 8,79MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)