Giáo án cả năm
Chia sẻ bởi Trần Tuấn Thánh |
Ngày 27/04/2019 |
78
Chia sẻ tài liệu: Giáo án cả năm thuộc Mĩ thuật 4
Nội dung tài liệu:
Tuần 1
Lớp: 4 Thứ Hai ngày ... tháng ... năm .....
CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG MẢNG MÀU THÚ VỊ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: HS nêu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và vai trò của màu sắc trong đời sống.
- Kỹ năng: HS nhận ra và nêu được các cặp màu bổ túc, vẽ được các mảng màu cơ bản, các cặp màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh tạo sản phẩm trang trí hoặc bức tranh biểu cảm.
- Thái độ: Giáo dục cho học sinh tính tự giác, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp: Vẽ cùng nhau
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cả lớp, cá nhân, nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. GV chuẩn bị
- Sách Dạy-học Mĩ thuật lớp 4.
- Sản phẩm, hình ảnh minh hoạ phù hợp với nội dung chủ đề.
- Bảng màu nóng-lạnh
2. HS chuẩn bị
- Sách Học Mĩ thuật lớp 4.
- Chì, màu vẽ, gôm (tẩy), giấy vẽ, giấy màu, kéo hồ dán,…
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: Đại diện Ban học tập tổ chức lớp chơi trò chơi "mời bạn"
- Mời bạn bất kì tìm đồ vật trong lớp có màu đỏ, xanh, lam . GV giới thiệu vào bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu ( HS làm việc cả lớp)
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 (sách học MT 4/tr 5), thảo luận tìm hiểu về màu sắc trong thiên nhiên và có trong các sản phẩm mĩ thuật:
+ Màu sắc trong thiên nhiên có đa dạng, phong phú không?
+ Các sản phẩm mĩ thuật có màu sắc giống nhau không?
+ Nếu không có màu sắc các sảm phẩm mĩ thuật có đẹp không?
*GV kết luận về sự đa dạng, phong phú của màu sắc, tầm quan trọng của màu sắc.
- GV giới thiệu ba màu (màu gốc) cơ bản; cho HS quan sát hình 1.3 (sách học MT 4/tr 6) tổ chức HS pha ba màu gốc; Nêu và viết tên màu sau khi được pha trộn từ các cặp màu cơ bản
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.4 (sách học MT 4/tr 6), nêu tên các cặp màu bổ túc
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.5 và 1.6 (sách học MT 4/tr 7), thảo luận, nêu cặp màu tương phản, màu nóng lạnh.
*GV kết luận về màu bổ túc, các cặp màu tương phản và màu nóng, lạnh.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.7 (sách học MT 4/tr 8), thảo luận:
+ Chỉ ra các cặp màu bổ túc có trong bức tranh
+ Em có cảm nhận gì về bức tranh a và b?
+ Bức tranh nào có nhiều màu nóng, bức tranh nào có nhiều màu lạnh?
+ Màu nóng tạo cho em cảm giác gì? Màu lạnh tạo cho em cảm giác gì?
*GV kết luận: Một bức tranh đẹp cần có sự kết hợp hài hòa giữa màu nóng và màu lạnh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện (Làm việc cả lớp )
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.8 (sách học MT 4/tr 9), gợi ý HS tìm hiểu:
+ Các hình cơ bản được vẽ màu gì?
+ Sự kết hợp giữa 2 màu khác nhau tạo thành màu gì?
+ Khi các hình cơ bản được vẽ màu, hình có đẹp hơn không? bố cục có chặt chẽ không?
*GV kết luận về cách thực hiện.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành ( HS làm việc cá nhân)
- HS thực hành vẽ nét tự do hoặc vẽ các hình cơ bản (hình vuông, tròn, hình tam giác,...), sử dụng màu vẽ vào các hình đó.
+ Đối với HS chậm: Tạo được bố cục đơn giản
+ Đối với HS năng khiếu: Tạo được bố cục chặt chẽ, sử dụng màu vẽ hài hòa.
- GV theo dõi HS vẽ, góp ý.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- HS trưng bày sản phẩm; tự nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình, của bạn, nêu cảm nhận về tiết học.
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực học tập.
Dặn dò:
- Quan sát, nhận biết tên màu sắc của đồ vật trong gia đình, trong thiên nhiên.
- Chỉnh sửa bài vẽ hoàn chỉnh tiết sau vẽ màu.
Tuần 2
Lớp: 4 Thứ Hai ngày ...
Lớp: 4 Thứ Hai ngày ... tháng ... năm .....
CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG MẢNG MÀU THÚ VỊ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: HS nêu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và vai trò của màu sắc trong đời sống.
- Kỹ năng: HS nhận ra và nêu được các cặp màu bổ túc, vẽ được các mảng màu cơ bản, các cặp màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh tạo sản phẩm trang trí hoặc bức tranh biểu cảm.
- Thái độ: Giáo dục cho học sinh tính tự giác, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp: Vẽ cùng nhau
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cả lớp, cá nhân, nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. GV chuẩn bị
- Sách Dạy-học Mĩ thuật lớp 4.
- Sản phẩm, hình ảnh minh hoạ phù hợp với nội dung chủ đề.
- Bảng màu nóng-lạnh
2. HS chuẩn bị
- Sách Học Mĩ thuật lớp 4.
- Chì, màu vẽ, gôm (tẩy), giấy vẽ, giấy màu, kéo hồ dán,…
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: Đại diện Ban học tập tổ chức lớp chơi trò chơi "mời bạn"
- Mời bạn bất kì tìm đồ vật trong lớp có màu đỏ, xanh, lam . GV giới thiệu vào bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu ( HS làm việc cả lớp)
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 (sách học MT 4/tr 5), thảo luận tìm hiểu về màu sắc trong thiên nhiên và có trong các sản phẩm mĩ thuật:
+ Màu sắc trong thiên nhiên có đa dạng, phong phú không?
+ Các sản phẩm mĩ thuật có màu sắc giống nhau không?
+ Nếu không có màu sắc các sảm phẩm mĩ thuật có đẹp không?
*GV kết luận về sự đa dạng, phong phú của màu sắc, tầm quan trọng của màu sắc.
- GV giới thiệu ba màu (màu gốc) cơ bản; cho HS quan sát hình 1.3 (sách học MT 4/tr 6) tổ chức HS pha ba màu gốc; Nêu và viết tên màu sau khi được pha trộn từ các cặp màu cơ bản
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.4 (sách học MT 4/tr 6), nêu tên các cặp màu bổ túc
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.5 và 1.6 (sách học MT 4/tr 7), thảo luận, nêu cặp màu tương phản, màu nóng lạnh.
*GV kết luận về màu bổ túc, các cặp màu tương phản và màu nóng, lạnh.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.7 (sách học MT 4/tr 8), thảo luận:
+ Chỉ ra các cặp màu bổ túc có trong bức tranh
+ Em có cảm nhận gì về bức tranh a và b?
+ Bức tranh nào có nhiều màu nóng, bức tranh nào có nhiều màu lạnh?
+ Màu nóng tạo cho em cảm giác gì? Màu lạnh tạo cho em cảm giác gì?
*GV kết luận: Một bức tranh đẹp cần có sự kết hợp hài hòa giữa màu nóng và màu lạnh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện (Làm việc cả lớp )
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.8 (sách học MT 4/tr 9), gợi ý HS tìm hiểu:
+ Các hình cơ bản được vẽ màu gì?
+ Sự kết hợp giữa 2 màu khác nhau tạo thành màu gì?
+ Khi các hình cơ bản được vẽ màu, hình có đẹp hơn không? bố cục có chặt chẽ không?
*GV kết luận về cách thực hiện.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành ( HS làm việc cá nhân)
- HS thực hành vẽ nét tự do hoặc vẽ các hình cơ bản (hình vuông, tròn, hình tam giác,...), sử dụng màu vẽ vào các hình đó.
+ Đối với HS chậm: Tạo được bố cục đơn giản
+ Đối với HS năng khiếu: Tạo được bố cục chặt chẽ, sử dụng màu vẽ hài hòa.
- GV theo dõi HS vẽ, góp ý.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- HS trưng bày sản phẩm; tự nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình, của bạn, nêu cảm nhận về tiết học.
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực học tập.
Dặn dò:
- Quan sát, nhận biết tên màu sắc của đồ vật trong gia đình, trong thiên nhiên.
- Chỉnh sửa bài vẽ hoàn chỉnh tiết sau vẽ màu.
Tuần 2
Lớp: 4 Thứ Hai ngày ...
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Tuấn Thánh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)