GIAO__AN_BOI_DUONG_PHU_DAO_NGU_VAN_7_17_355_1359526720111691744610.doc
Chia sẻ bởi Vũ Ngọc Quang |
Ngày 11/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: GIAO__AN_BOI_DUONG_PHU_DAO_NGU_VAN_7_17_355_1359526720111691744610.doc thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Ngày soạn: 4/10/2010.
Buổi 1: Luyện tập về từ ghép và từ láy.
I . Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kiến thức về từ ghép, từ láy.
- Rèn luyện kỹ năng phát hiện và sử dụng từ ghép và từ láy.
II. Chuẩn bị:
GV: Soạn bài, sách TLTK
HS: Ôn tập lí thuyết, làm các BT trong SGK.
III.Tiến trình dạy- học:
Ổn định:
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn HS ôn lý thuyết về từ ghép và từ láy.( khái niệm, phân loại, nghĩa...)
GV gọi HS tìm các ví dụ tương ứng với mỗi loại từ.
GV lưu ý HS phân biệt được đối với từ ghép thì giữa các tiếng có quan hệ về nghĩa, còn từ láy thì giữa các tiếng có quan hệ về âm.
GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ.
GV hướng dẫn HS làm BT.
? Phân loại từ ghép trong các từ sau?
Ốm yếu, xe lam, tốt đẹp, xăng dầu, rắn giun, núi non, xem bói, cá lóc, bánh cuốn, cơm nước, núi sông, rau muống, ruộng vườn.
? So sánh nghĩa của từng tiếng trong
nhóm các từ ghép?
a, trông mong, tìm kiếm, giảng dạy.
b, buồn vui, ngày đêm, sống chết.
?Giải thích nghĩa của từ ghép?
a, Mọi người cùng nhau gánh vác việc
chung.
b, Đất nước ta đang trên đà phát triển.
c, Bà con ăn ở với nhau rất hòa thuận.
? Phân loại từ láy gợi hình ảnh, âm
thanh, trạng thái: ha hả, khẳng khiu, rì
rào,nhấp nhô, ầm ầm, lom khom,
đung đưa, leng keng, mấp mô.
?Xác định sắc thái ý nghĩa và đặt câu
với mỗi từ: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ
nhen, nhỏ nhoi, nhỏ nhẻ.
? Viết đoạn văn nói về tâm trạng của
em khi dược điểm cao trong đó có sử
dụng từ ghép, tứ láy chỉ tâm trạng?
HS viết, trình bày
GV chữa.
I.Phân biệt từ ghép và từ láy:
1. Từ ghép:
- Khái niệm:
- Phân loại: + Từ ghép đẳng lập.
+ Từ ghép chính phụ.
-Nghĩa của từ ghép:
+TGĐL có tính chất hợp nghĩa.
+ TGCP có tính chất phân nghĩa.
2.Từ láy:
- Khái niệm:
- Phân loại: + Từ láy toàn bộ.
+ Từ lá bộ phận: vần, phụ âm đầu
- Nghĩa của từ láy:+Được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng.
+ Những từ láy có tiếng gốc có thể có những sắc thái khác nhau: biểu cảm, giảm nhẹ, nhấn mạnh...
II. Bài tập luyện tập:
BT1:Phân loại các từ ghép:
- TGĐL: Ốm yếu, tốt đẹp, xăng dầu, núi non, cơm nước, núi sông, ruộng vườn.
- TGCP: còn lại.
BT2:So sánh nghĩa:
a, các tiếng trong mỗi từ đồng nghĩa với nhau.
b, các tiếng trong mỗi từ trái nghĩa nhau.
BT3: Giải thích nghĩa
a, Gánh vác: đảm đương cùng chịu trách nhiệm.
b, Đất nước: một quốc gia.
c, Ăn ở: cách cư xử.
BT4: Xác định và phân loại từ láy:
TL gợi hình ảnh: khẳng khiu, lom khom,
TL gợi âm thanh: ha hả, ầm ầm, rì rào, leng keng.
TL gợi trạng thái: nhấp nhô, đung đưa, mấp mô.
BT5: Giải nghĩa và đặt câu:
Nhỏ nhắn: nhỏ và trông cân đối dễ thương.
Nhỏ nhặt: nhỏ bé, vụn vặt không đáng chú ý.
Nhỏ nhen: tỏ ra hẹp hòi, hay chú ý đến việc nhỏ về quan hệ đối xử.
Nhỏ nhoi: nhỏ bé, ít ỏi, gây ấn tượng mong manh, yếu ớt.
Nhỏ nhẻ: : (nói năng, ăn uống) thong thả, chậm rãi, với vẻ giữ gìn, từ tốn.
BT6: Viết đoạn văn:
IV. Củng cố và dặn dò:
Nhận xét buổi học.
BT về nhà: Tìm 3 từ láy tượng thanh, 3 từ láy tượng hình và đặt câu.
Hoàn chỉnh BT 6.
Ngày soạn: 12/10/2010
Buổi 2: Rèn luyện kĩ năng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Ngọc Quang
Dung lượng: 304,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)