Giao an boi duong HSG LY8DDDDDDD

Chia sẻ bởi Đăng Thị Diệu | Ngày 14/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: giao an boi duong HSG LY8DDDDDDD thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Phần: QUANG HỌC
Tóm tắt lý thuyết:
Định luật về sự truyền thẳng ánh sáng:
Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo dường thẳng.
Định luật phản xạ ánh sáng:
+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.
+ Góc phản xạ bằng góc tới: i’ = i.
Gương phẳng:
a/ Định nghĩa: Những vật có bề mặt nhẵn, phẳng , phản xạ tốt ánh sáng chiếu tới nó gọi là gương phẳng.
b/ Đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng:
- Aûnh của vật là ảnh ảo.
- Aûnh có kích thước to bằng vật.
- Aûnh và vật đối xứng nhau qua gương, Vật ở trước gương còn ảnh ở sau gương.
- Aûnh cùng chiều với vật khi vật đặt song song với gương.
c/ Cách vẽ ảnh của một vật qua gương:
- Chọn từ 1 đến 2 điểm trên vật.
- Chọn điểm đối xứng qua gương.
- Kẻ các tia tới bất kỳ, các tia phản xạ được xem như xuất phát từ ảnh của điểm đó.
- Xác định vị trí và độ lớn của ảnh qua gương.
Thấu kính:
a/ Định nghĩa: Thấu kính là vật trong suốt được giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt cầu và một mặt phẳng.
b/ Các loại thấu kính:
- Thấu kính rìa mỏng ( thấu kính hội tụ )
- Thấu kính rìa dày ( thấu kính phân kỳ )
c/ Các khái niệm khác:
+ Mỗi thấu kính có một quang tâm O là điểm cắt giữa tâm thấu kính với trục chính của thấu kính.
+ Trục chính của thấu kính là một đường thẳng đi qua quang tâm nối giữa của hai tâm của hai mặt cầu giới hạn thấu kính.
+ Mỗi thấu kính có 2 tiêu điểm đối xứng nhau qua quang tâm O. Tiêu điểm F gọi là tiêu điểm vật, tiêu điểm F’ gọi là tiêu điểm ảnh.
+ Đối với thấu kính hội tụ F ở phía trước của thấu kính còn F’ ở phía sau thấu kính.
+ Đối với thấu kính phân kỳ F ở phía sau thấu kính còn F’ ở phía trước thấu kính.
d/ Đường truyền ánh sáng qua thấu kính:
+ Mọi tia sáng đi qua quang tâm đều truyền thẳng.
+ Các tia sáng song song với trục chính của thấu kính sau khi qua thấu kính đều đi qua F’.
+ Các tia sáng đi qua F sau khi qua thấu kính đếu song song với trục chính của thấu kính.
e/ Đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính:
+ Đối với thấu kính hội tụ:
- Vật đặt ngoài tiêu điểm của thấu kính hội tụ cho ảnh thật ảnh ngược chiều với vật.
- Vật đặt trong tiêu điểm của thấu kính hội tụ cho ảnh ảo, ảnh cùng chiều với vật và luôn lớn hơn vật.
+ Đối với thấu kính phân kỳ:
- Thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo, ảnh cùng chiều với vật và luôn nhỏ hơn vật.
f/ Công thức thấu kính: 
Trong đó:
- f là tiêu cự của thấu kính ( f=OF )
- d là khoảng cách từ quang tâm của thấu kính đến vật. ( d>0 : vật thật; d<0: vật ảo).
- d’ là khoảng cách từ quang tâm của thấu kính đến ảnh ( d’>0: ảnh thật ; d<0: ảnh ảo)
*Chú ý: Ở thấu kính hội tụ:
+ d< f: thấu kính hội tụ cho ảnh ảo, ảnh cùng chiều với vật và luôn lớn hơn vật.
+ f< d < 2f: thấu kính hội tụ cho ảnh thật, ảnh ngược chiều với vật và lớn hơn vật.
+ d= 2f : thấu kính hội tụ cho ảnh thật, ảnh ngược chiều với vật và có kích thước bằng vật.
+ d> 2f : thấu kính hội tụ cho ảnh thật, ảnh ngược chiều với vật và luôn nhỏ hơn vật.
g/ Độ bội giác và độ phóng đại ảnh:
+ Mỗi kính lúp có một số bội giác ( ký hiệu là G )được ghi bằng các con số như 2X ; 3X ; 5X;….Giữa số bội giác và tiêu cự của một kính lúp có mối liên hệ bởi hệ thức:
+ Độ phóng đại ảnh K là tỉ số giữa độ cao của ảnh với độ cao của vật: 
h/ Phương pháp đo tiêu cự của thấu kính hội tụ: ( có 4 phương pháp)
+ Xác định nhanh, gần đúng tiêu cự của thấu kính bằng cách hứng ảnh thật của vật ở rất xa thấu kính. Làm nhiều lần ghi lại các kết quả tìm được kèm theo sai số.
+ Bằng phương pháp Silberman:
Đặt thấu kính cố định; đặt vật và màn sát thấu kính rồi di chuyển vật và màn ra xa thấu kính. Khi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đăng Thị Diệu
Dung lượng: 80,77KB| Lượt tài: 2
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)